TTXVN đã phản ánh mỏ đá Kim Sơn phải tạm dừng để điều chỉnh tọa độ và địa danh trong giấy phép cho phù hợp với thực tế nhưng có dấu hiệu vẫn tiếp tục hoạt động.
Sau khi TTXVN phản ánh về việc mỏ đá Kim Sơn (do Công ty Cổ phần I.D.P, tỉnh Phú Yên quản lý) có dấu hiệu hoạt động trở lại trong thời gian phải tạm dừng để điều chỉnh tọa độ vị trí và quy hoạch mỏ, Ban Kinh tế-Ngân sách Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Yên đã tiến hành khảo sát thực tế.
Kết quả cho thấy việc khai thác đá tại mỏ này diễn trong một thời gian dài cho đến khi có sự vào cuộc của các cơ quan thông tấn, báo chí và chính quyền các cấp của tỉnh.
Tại báo cáo số 12/BC-KTNS, ngày 3/8/2023 của Ban Kinh tế-Ngân sách Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Yên có nêu: Công ty Cổ phần I.D.P đã khai thác ngoài khu vực được cấp phép của mỏ đá Kim Sơn tại Giấy phép số 1953/GP-ĐCKS ngày 29/8/2001 và khai thác trên khu vực đất rừng sản xuất (nay đã đưa ra ngoài Quy hoạch 3 loại rừng theo Quyết định số 2570/QĐ-UBND ngày 28/12/2017 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên) thuộc địa phận xã Hòa Quang Bắc, huyện Phú Hòa.
Diện tích, khối lượng đất đá đào bới, san gạt khá lớn với nhiều hố sâu và bãi đá.
Thời điểm khảo sát không có thiết bị cơ giới khai thác nhưng tại thực địa có thể nhận định việc khai thác đã diễn trong một thời gian dài khi chưa được cấp có thẩm quyền cập nhật, bổ sung quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; chưa được bổ sung vào Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 và Kế hoạch sử dụng đất của huyện Phú Hòa nên đã vi phạm quy định của Luật Đất đai, Luật Lâm nghiệp, Luật Khoáng sản.
Theo Ban Kinh tế-Ngân sách Hội đồng Nhân dân tỉnh Phú Yên, đây là sự việc được cử tri và báo chí quan tâm nên Ủy ban Nhân dân tỉnh Phú Yên cần tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động khai thác khoáng sản tại khu vực mỏ đá Kim Sơn của Công ty Cổ phần I.D.P.
Bên cạnh đó, cần xem xét trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc để xảy ra thất thoát tài nguyên, khoáng sản.
Trước đó, TTXVN đã phản ánh mỏ đá Kim Sơn phải tạm dừng để điều chỉnh tọa độ và địa danh trong giấy phép cho phù hợp với thực tế nhưng có dấu hiệu vẫn tiếp tục hoạt động.
Trong khi đó, Công ty Cổ phần I.D.P đã cam kết bảo vệ môi trường khu vực mỏ và thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo về việc dừng hoạt động khai thác.
Hằng năm, trước khi vào mùa mưa (đầu tháng 7), Công ty thường cho sửa lại đường để người dân chuyên chở lâm sản, nông sản.../.
Ngày 30.11, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương cho biết, đơn vị vừa xử phạt, tịch thu lô vải may mặc với tổng số tiền trên 210 triệu...
Luật Đất đai 2024 đã quy định người sử dụng đất không được cấp sổ đỏ trong một số trường hợp.
Khi cửa máy bay bị văng đi, anh Cường Trần - nam hành khách người Mỹ gốc Việt - kể lại rằng điện thoại bị hư hỏng nặng vì giảm áp suất, giày bị hút khỏi máy bay dù đã buộc chặt trong chân, cơ thể may mắn được giữ lại nhờ thắt dây an toàn.
Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết gần 40% kim ngạch thương mại của nước này hiện được giao dịch bằng ruble.
Câu hỏi được nhiều người đặt ra trong vụ án Vạn Thịnh Phát là tiền của người dân ở SCB sẽ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam bảo lãnh ra sao, sau khi có thông tin 24 tỷ USD đã được chi để cứu ngân hàng này.
Chiều 3/7, Hội đồng quản trị (HĐQT) Tập đoàn Đất Xanh (Mã: DXG) đã công bố nghị quyết về việc thành lập Hội đồng chiến lược và thay đổi vị trí chủ tịch HĐQT. Theo đó, ông Lương Trí Thìn được cho thôi giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT Đất Xanh và trở thành Chủ tịch Hội đồng chiến lược doanh nghiệp này. Sau khi rời khỏi vị trí Chủ tịch HĐQT, ông Thìn vẫn là ...
Phải làm sao để những người nông dân trồng hoa phải thành những nghệ nhân chơi hoa và là những doanh nhân làm du lịch.
Ngày 9/7, hãng tin Bloomberg dẫn các nguồn thạo tin cho biết, Saudi Arabia đã ám chỉ riêng tới các nước G7 rằng, Riyadh có thể bán một số trái phiếu châu Âu nếu liên minh này quyết định tịch thu gần 300 tỷ USD tài sản Nga bị đóng băng.
Những vụ việc vừa qua liên quan đến kiểm điểm, xử lý cán bộ, lãnh đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được nhìn nhận như là 'bài học đau đớn' và là 'nỗi xấu hổ' của ngành điện.