Để ngành điện không lặp lại những 'bài học đau đớn'

11:40 03/01/2024

Những vụ việc vừa qua liên quan đến kiểm điểm, xử lý cán bộ, lãnh đạo của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được nhìn nhận như là "bài học đau đớn" và là "nỗi xấu hổ" của ngành điện.

Chỉ khi có cơ chế chính sách đồng bộ, gắn với tính minh bạch, thì câu chuyện "độc quyền" ngành điện hay những bài học đau xót vừa qua mới không lặp lại- Ảnh: EVN

Cuộc họp tổng kết năm của EVN diễn ra hôm qua (2-1) không như thông lệ. Bởi đây không chỉ là cuộc họp đánh giá kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, định hướng cho năm tới, mà đó còn là cuộc họp tổng kết công tác Đảng.

Những tồn tại, bất cập trong chỉ đạo điều hành của EVN trong suốt năm qua đã được cả lãnh đạo và các đơn vị thành viên nhìn nhận như một "bài học đắt giá".

Cùng với những yếu tố khách quan do biến động giá nhiên liệu, tình hình thủy văn và thời tiết, không thể không thẳng thắn nhìn nhận nguyên nhân chủ quan.

  • Nhiều doanh nghiệp nhà nước lãi lớn 2023, EVN lỗ 24.500 tỉ đồng dù tăng giá điện

  • 2 lần tăng giá điện, EVN vẫn báo lỗ lớn năm 2023

  • Nóng: Thu hồi văn bản đề xuất EVN hạ giá mua điện tái tạo đã hòa lưới

Bởi tình trạng thiếu điện dù chỉ xảy ra trong 23 ngày, nhưng chính người đứng đầu EVN phải thừa nhận, đã để lại những hậu quả lớn cho nền kinh tế, môi trường đầu tư.

Đã có những chủ quan và lúng túng nhất định trong công tác điều hành, vận hành hệ thống điện. Sự chuẩn bị nguồn nhiên liệu cho sản xuất điện có hạn chế.

Việc triển khai đầu tư xây dựng các dự án nguồn và lưới điện còn chậm, trong khi công tác phối hợp giữa EVN và các bên liên quan chưa chặt chẽ.

Nhưng điều quan trọng nhất mà ban lãnh đạo EVN chỉ ra đó là khâu kiểm tra, giám sát đang "có vấn đề" và phải được chấn chỉnh. Tất cả thực tế trên đã dẫn tới hệ quả: EVN không đảm bảo cung ứng điện khi để xảy ra thiếu điện ở miền Bắc.

Hàng loạt cán bộ bị kiểm điểm, xử lý kỷ luật. Trong hai năm liên tiếp EVN mất cân đối tài chính. Điều này đe dọa trực tiếp đến hiệu quả hoạt động của tập đoàn, cũng như mục tiêu an ninh năng lượng của đất nước.

Đã có hàng loạt giải pháp được lãnh đạo EVN cùng các bộ ngành liên quan đưa ra. Nhưng thực tế, nỗi lo thiếu điện còn đó khi dự báo, mùa hè năm nay miền Bắc vẫn có nguy cơ thiếu từ 1.200 - 1.500MW.

Trong khi đó, chưa có nguồn điện quy mô lớn mới được bổ sung và nhiều công trình, dự án nguồn và lưới điện đang đầu tư xây dựng vẫn bị chậm tiến độ.

Rồi những vấn đề vốn là tồn tại cố hữu của ngành điện như chuyện minh bạch, trách nhiệm giải trình. Làm thế nào để EVN có thể công khai phương thức vận hành điện, thị trường điện hay đàm phán các hợp đồng mua bán điện?

Làm thế nào để trả lời cho dư luận về báo cáo tài chính của EVN, đáp ứng được chuẩn mực tài chính quốc tế? Làm sao để "trị" được tình trạng vướng mắc trong thủ tục, ôm việc, không phân cấp phân quyền, chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí?...

Đây cũng là điều mà Chủ tịch EVN Đặng Hoàng An lo ngại, bởi đó là câu chuyện niềm tin. Sau tất cả những gì diễn ra, không chỉ nhiệm vụ đảm bảo cung ứng chưa hoàn thành, mà một số cán bộ lãnh đạo của EVN bị xử lý, đã khiến niềm tin, hình ảnh của EVN, của ngành điện bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Những "bài học đau đớn" đã thấy rất rõ, nhưng để giải quyết những bài toán đặt ra cho EVN cả hiện tại và tương lai, chắc hẳn không chỉ là câu chuyện của riêng tập đoàn này.

Bởi EVN hiện chỉ còn chiếm hơn 37% nguồn điện cả nước. Dù là người mua duy nhất nhưng EVN đang hoạt động trong một thị trường điện cạnh tranh chưa đầy đủ, hoàn thiện.

Mục tiêu đảm bảo cung ứng điện thực hiện được hay không, không chỉ là nỗ lực tự thân của EVN trong nâng cao tính minh bạch, trách nhiệm giải trình, chống tiêu cực, mà còn đòi hỏi hoàn thiện cơ chế chính sách cho ngành điện phát triển.

Đó là việc huy động và tối ưu các nguồn điện trong và ngoài EVN, đẩy nhanh tái cơ cấu EVN, triển khai hiệu quả các dự án điện. Rồi yêu cầu hoàn thiện thị trường điện cạnh tranh, tạo cơ chế khuyến khích thu hút đầu tư đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả, ngăn chặn cơ chế xin cho, lợi ích nhóm...

Chỉ khi có cơ chế chính sách đồng bộ, gắn với tính minh bạch, thì câu chuyện "độc quyền" ngành điện hay những bài học đau xót vừa qua, mới không lặp lại và nhắc đến như một nốt trầm không đáng có trong lịch sử 70 năm ngành điện.

Có thể bạn quan tâm
Kiểm soát tạm thời công ty Italy: Moscow đáp trả hành động thù địch, Rome nói không có căn cứ pháp lý

Kiểm soát tạm thời công ty Italy: Moscow đáp trả hành động thù địch, Rome nói không có căn cứ pháp lý

07:20 30/04/2024

Ngày 29/4, Nga tuyên bố không đáp ứng yêu cầu của Italy liên quan đến việc khôi phục quyền kiểm soát của tập đoàn Ariston Thermo đối với công ty con Ariston Thermo Rus, có trụ sở tại Moscow, mà trước đó đã được đặt dưới 'sự quản lý tạm thời' của tập đoàn khí đốt Gazprom.

Rà soát toàn diện chung cư Bảo Sơn ở thành phố Vinh

Rà soát toàn diện chung cư Bảo Sơn ở thành phố Vinh

17:20 17/10/2023

Ngày 17/10, trả lời VTC News, lãnh đạo Thanh tra tỉnh Nghệ An xác nhận, đơn vị đã lập Tổ công tác liên ngành để rà soát toàn diện hồ sơ, thủ tục của dự án chung cư Bảo Sơn (địa chỉ số 72 đường Lê Lợi, TP Vinh) để báo cáo UBND tỉnh Nghệ An xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật, thời gian hoàn thành trước ngày 31/10/2023. Trước đó, VTC News đã có bài phản ánh về việc chung cư Bảo Sơn (địa chỉ số 72 đường Lê Lợi, TP Vinh) chưa nghiệm thu công...

Chuyển động mới tại kho cảng LNG Cái Mép

Chuyển động mới tại kho cảng LNG Cái Mép

13:00 09/05/2024

Với việc hợp tác chính thức cùng các đối tác ngoại đến từ Mỹ, Công ty TNHH Hải Linh cho biết dự án kho cảng LNG Cái Mép tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến vận hành từ tháng 9 năm nay.

Máy bay chở khách bị tấn công bằng tia laser

Máy bay chở khách bị tấn công bằng tia laser

06:20 31/03/2024

Video ghi nhận việc hàng ngàn người chiếu tia laser tấn công một máy bay chở khách khiến nhiều người bày tỏ sự phẫn nộ.

Nghịch lí phố cổ chen chúc, chung cư giãn dân bỏ hoang trồng rau

Nghịch lí phố cổ chen chúc, chung cư giãn dân bỏ hoang trồng rau

23:00 24/05/2023

Trái ngược với cảnh nhiều thế hệ chen chúc sống trong những khu nhà tập thể xập xệ hơn chục mét vuông ở phố cổ , khu nhà giãn dân...

Kiên Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thu hút khách du lịch

Kiên Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp thu hút khách du lịch

12:00 27/12/2023

Năm 2024, ngành du lịch tỉnh Kiên Giang phấn đấu đón trên 9 triệu lượt khách đến tham quan, du lịch; khách quốc tế đón 680.000 lượt khách, tổng doanh thu đạt 20.000 tỷ đồng. Để đạt các chỉ tiêu đề ra, ngành du lịch Kiên Giang phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp để thu hút du khách.

Nhiều nhà máy thuỷ điện phải dừng hoạt động do thiếu nước

Nhiều nhà máy thuỷ điện phải dừng hoạt động do thiếu nước

12:50 09/06/2023

Theo thông tin từ Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam, đến nay, nhiều hồ thuỷ điện lớn tại miền Bắc đã về mực nước chết, gây...

Đổ xô thu mua bọ xít đen khô giá gần 8 triệu một kg

Đổ xô thu mua bọ xít đen khô giá gần 8 triệu một kg

05:00 12/06/2024

Bọ xít đen - loài côn trùng gây hại cho hoa màu, nay thành mặt hàng được nhiều thương lái lùng mua tới 8 triệu đồng một kg đã phơi khô.

Khủng hoảng giá nhà phủ bóng bầu cử Mỹ

Khủng hoảng giá nhà phủ bóng bầu cử Mỹ

09:20 17/03/2024

Trong cuộc đua vào Nhà Trắng, giá nhà ngày càng cao là vấn đề đau đầu cho cả ông Biden và ứng viên tiềm năng đảng Cộng hòa Donald Trump.

Co loi xay ra
Co loi xay ra