Hậu Giang sẽ trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2030, theo quy hoạch vừa được công bố.
Ngày 12-12, UBND tỉnh Hậu Giang tổ chức công bố quy hoạch tỉnh Hậu Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với sự tham dự của Phó thủ tướng Trần Lưu Quang.
Theo quy hoạch này, mục tiêu đến năm 2030, Hậu Giang trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Tầm nhìn đến năm 2050, Hậu Giang là tỉnh có trình độ phát triển khá của cả nước, trung tâm sản xuất công nghiệp và logistics của vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, môi trường sống trong lành, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu. Quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.
Ông Nghiêm Xuân Thành - bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang - cho biết sẽ thực hiện đồng bộ các giá trị cốt lõi của quy hoạch tỉnh, phát triển bền vững trên cả 3 trụ cột kinh tế - xã hội - môi trường.
Quyết tâm đột phá trong cải cách hành chính, cải thiện rõ nét chất lượng môi trường đầu tư, kinh doanh, tăng cường chuyển đổi số; kiến tạo phát triển và đồng hành với người dân, doanh nghiệp; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Đồng thời, đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các tỉnh, thành phố trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long kết nối với TP.HCM và các tỉnh Đông Nam Bộ.
Phát biểu tại buổi công bố quy hoạch tỉnh Hậu Giang, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang đề nghị Hậu Giang đã có quy hoạch rồi thì quyết tâm bám trụ làm có hiệu quả. Quảng bá để nhân dân hiểu, cùng chung tay góp sức, đồng thời xây dựng kế hoạch để thực hiện quy hoạch này.
“Hậu Giang cần liên kết vùng, chủ động kết nối với các tỉnh, trung ương. Chúng ta có nền tảng quy hoạch thì thực hiện liên kết vùng rất dễ. Quy hoạch cho phép, khuyến khích chúng ta làm nên điều này. Chúng tôi mong muốn Hậu Giang khai thác yếu tố văn hóa như con người, truyền thống, tính cách và vị thế", Phó thủ tướng lưu ý.
Tại buổi công bố quy hoạch, UBND tỉnh Hậu Giang đã trao chủ trương đầu tư, giấy chứng nhận đầu tư cho 12 dự án với trị giá 19.000 tỉ đồng. Đồng thời ký kết 8 biên bản ghi nhớ đầu tư với tổng giá trị 220.000 tỉ đồng và 2 biên bản ghi nhớ hợp tác.
9 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu cua ghẹ Việt Nam đạt gần 227 triệu USD (hơn 5.600 tỷ đồng), tăng 66% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các công trình xây sai quy hoạch tại khu dân cư Senturia Vườn Lài (quận 12) là hồ bơi và câu lạc bộ đã bị cưỡng chế tháo dỡ.
Dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3 và 4 đang triển khai tại huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đến nay khối lượng thi công đạt hơn 72%, nhưng...
Tỉnh Bắc Giang đang đầu từ vào việc xây dựng nông thôn mới ở các xã đặc biệt khó khăn, trong đó trọng tâm vào 12 thôn ở huyện Sơn Động, Lục Ngạn và Yên Thế.
Đại lý cấp 1 không được gây áp lực đối với đại lý các cấp và người bán lẻ, phải cho trả lại vé số ế.
UBND TP Hà Nội bổ sung 1 dự án với diện tích 4 ha vào kế hoạch sử dụng đất năm 2024 quận Tây Hồ. Đây là dự án xây dựng hạ tầng khu nhà ở, đất ở đối với cán bộ cao cấp của Đảng và Nhà nước (Dự án X4).
Chủ tịch Tập đoàn Đèo Cả đã ký nghị quyết yêu cầu cấp dưới phải đi học, các phó chủ tịch phải là tiến sĩ, thành viên ban điều hành là thạc sĩ.
Tỉnh Bắc Ninh vừa bổ sung dự án nhà ở xã hội tại khu công nghiệp Quế Võ - Golden Park và dự án Khu nhà ở xã hội, siêu thị bán lẻ hàng điện máy và đồ điện gia dụng, tạp hoá tại thị trấn Phố Mới, thị xã Quế Võ vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2024.
Tại Quốc Cường Gia Lai, bà Loan từng kiêm nhiệm hai chức từ khi doanh nghiệp này cổ phần hóa vào năm 2007 đến nay. Bà Loan cũng là cổ đông lớn nhất khi tỷ lệ sở hữu 37,05% vốn, tương đương khoảng 102 triệu cổ phiếu. Theo báo cáo tài chính, tại ngày 31/3, Công ty Cổ phần Quốc Cường Gia Lai có khoản nợ các cá nhân, bên liên quan với đội ngũ lãnh đạo ...