Tổng thống Putin cho rằng tình trạng gian lận đã xảy ra trong những cuộc bầu cử trước đây ở Mỹ, do cách thức bỏ phiếu qua đường bưu điện.
"Có thể làm sai lệch bất cứ điều gì. Cũng giống như các cuộc bầu cử trước đây ở Mỹ bị gian lận thông qua hình thức bỏ phiếu qua thư. Họ mua các lá phiếu với giá 10 USD, điền vào rồi quẳng vào thùng thư mà không có ai giám sát. Mọi thứ diễn ra chỉ vậy thôi", Tổng thống Nga Vladimir Putin trả lời phỏng vấn ngày 16/1, khi so sánh hình thức bầu cử ở Nga và Mỹ.
Bình luận được Tổng thống Nga đưa ra để trả lời câu hỏi về việc bỏ phiếu ở Kherson, Zaporizhzhia, Donetsk và Lugansk, 4 vùng lãnh thổ Ukraine mà Nga tuyên bố sáp nhập hồi năm 2022. Theo ông Putin, bầu cử ở những khu vực này diễn ra trung thực, minh bạch vì người dân đi bỏ phiếu trực tiếp, không giống ở Mỹ.
"Không ai ép buộc hay cấm đoán người dân ở đó phải có mặt tại điểm bầu cử. Họ chỉ đơn giản tự đi bầu. Đây là gì nếu không phải dân chủ? Dân chủ là khi người dân thể hiện ý nguyện của mình", Tổng thống Nga nói. Tuy nhiên, ông không đưa ra bằng chứng cho cáo buộc gian lận bầu cử ở Mỹ.
Ông Putin đang tái tranh cử tổng thống Nga. Nếu giành chiến thắng trong cuộc bầu cử vào tháng 3, ông sẽ trở thành lãnh đạo tại nhiệm lâu nhất ở Nga kể từ năm 1953.
Người Nga bầu tổng thống hai vòng, thông qua hình thức bỏ phiếu trực tiếp. Vòng bỏ phiếu thứ hai sẽ diễn ra nếu không ứng viên nào giành được quá bán số phiếu, nhưng kịch bản này chưa từng xảy ra.
Những năm gần đây, bỏ phiếu qua thư đã trở thành hình thức bầu cử phổ biến đối với nhiều người Mỹ, đặc biệt trong đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, nhiều chính trị gia Mỹ cho rằng hình thức bầu cử qua thư tiềm ẩn nguy cơ gian lận.
Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump nhiều lần cáo buộc xảy ra gian lận trong bỏ phiếu sớm và bỏ phiếu qua thư, dù không đưa ra bằng chứng. Tháng 5/2020, Trump tăng cường công kích hệ thống bầu qua thư, khi có thêm các bang thúc đẩy hình thức này trong bối cảnh đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, các vụ kiện về gian lận bầu cử của ông đều bị tòa án các cấp của Mỹ bác bỏ, khẳng định không có tình trạng gian lận diện rộng như Trump cáo buộc.
Trong chiến dịch tranh cử gần đây, ông Trump khuyến khích cử tri Cộng hòa bỏ phiếu sớm và bỏ phiếu qua thư. Đây là sự ủng hộ mạnh mẽ nhất của ông đối với hình thức này, với lý do "chúng ta phải đánh bại phe Dân chủ trong trò chơi của chính họ".
Huyền Lê (Theo Reuters, Hill, RT)
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh ngày 30/6 thông báo Chủ tịch nước này, ông Tập Cận Bình, sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO) và thăm cấp nhà nước tới Kazakhstan và Tajikistan từ ngày 2-6/7.
Tổng thống Mỹ Biden khẳng định người Mỹ gốc Arab đang 'đau đớn' trước chiến sự ở Gaza, cam kết thúc đẩy viện trợ nhân đạo cho khu vực này.
Các quan chức Ukraine cho biết quân đội nước này đang cố thủ và cạn dần đạn trong lúc lực lượng Nga tấn công dọc theo phần lớn chiến tuyến.
Binh sĩ Ukraine ở tiền tuyến nói lực lượng Nga có mọi loại vũ khí, song xe tăng của họ là thứ đáng sợ hơn cả.
Bộ Ngoại giao cảnh báo công dân tại Myanmar không đến các khu vực có diễn biến phức tạp, chủ động sơ tán tới khu vực an toàn hoặc về Việt Nam.
Lãnh đạo hai viện Quốc hội Cộng hòa Dominica khẳng định ủng hộ các biện pháp của hai Chính phủ nhằm đưa quan hệ hai nước bước vào giai đoạn mới.
Israel công bố hình ảnh đơn vị lính dù tinh nhuệ tiến vào miền nam Lebanon, dẫn đầu chiến dịch trên bộ nhằm đối phó Hezbollah.
Khác với nhiều quốc gia trên thế giới, các chiến dịch bầu cử tổng thống Mỹ có thể kéo dài nhiều năm. Vì sao có sự khác biệt này?
Hãng thông tấn TASS (Nga) đưa tin, kho chứa và trại huấn luyện khủng bố ở tỉnh Idlib, Syria đã bị không kích trong ngày 8/10.