Khác với nhiều quốc gia trên thế giới, các chiến dịch bầu cử tổng thống Mỹ có thể kéo dài nhiều năm. Vì sao có sự khác biệt này?
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024 dần đến hồi kết khi ngày bầu cử 5-11 đang gần kề.
So với các nước trên thế giới, nước Mỹ nổi tiếng với những chiến dịch tranh cử dài hơi và có thể kéo dài nhiều năm, như ứng viên Đảng Cộng hòa Donald Trump đã tuyên bố tranh cử vào ngày 15-11-2022 cho kỳ bầu cử năm 2024.
Tính từ thời điểm đó đến nay, vị cựu tổng thống đã tiến hành một chiến dịch kéo dài gần hai năm.
Trước đó, ngay ngày nhậm chức nhiệm kỳ đầu tiên 20-1-2017, ông Trump đã đăng ký tái tranh cử, tức trước gần 4 năm.
Nguyên nhân nào khiến chiến dịch bầu cử tổng thống ở Mỹ lại kéo dài như vậy?
Theo báo Washington Post, khác với một số nước có hệ thống nghị viện, như Canada và Anh, nơi các lãnh đạo đảng thường có vị thế và nhận thức cao trước các cuộc bầu cử, Mỹ có hệ thống bầu cử tổng thống độc lập.
Do đó ứng viên Mỹ phải dành nhiều thời gian để xây dựng hình ảnh và giới thiệu bản thân tới cử tri trên cả nước.
Ngoài ra ở một số quốc gia khác sẽ có những quy định nghiêm ngặt xung quanh chiến dịch bầu cử, có thể giới hạn thời gian vận động tranh cử hoặc thời điểm ứng viên được phép quảng cáo.
Ví dụ ở Israel, các chiến dịch bầu cử tổng thống chỉ diễn ra trong vòng 101 ngày trước cuộc bầu cử. Úc cũng quy định phải tổ chức bỏ phiếu vào một ngày thứ bảy trong khoảng từ 33 - 58 ngày sau khi cuộc bầu cử được công bố.
Các quốc gia khác, như Argentina và Mexico, có luật giới hạn thời điểm ứng viên được phép quảng cáo.
Nhật Bản và Brazil cung cấp thời lượng phát sóng công cộng miễn phí cho các quảng cáo chính trị. Israel cũng áp dụng hình thức này và quy định quảng cáo chỉ được phát trong ba tuần trước bầu cử, đồng thời cấm các ứng viên mua thời lượng phát sóng.
Trong khi đó việc quảng cáo chính trị ở Mỹ là không giới hạn và dự kiến sẽ chi tới 12 tỉ USD trong năm nay. Để có đủ số tiền khổng lồ này, các ứng viên cần rất nhiều thời gian để gây quỹ từ các nhà tài trợ và tổ chức sự kiện huy động vốn.
Không chỉ việc gây quỹ đòi hỏi nhiều thời gian, số tiền thu được cũng được phân bổ và sử dụng trong suốt chiến dịch bầu cử, bao gồm các hoạt động quảng cáo truyền thông, tổ chức sự kiện và xây dựng hình ảnh cho ứng viên.
Tuy nhiên tài chính mới chính là yếu tố then chốt kéo dài thời gian bầu cử ở Mỹ.
Trong khi nhiều nước trên thế giới như: Bỉ, Anh, Pháp, Nhật Bản, Mexico, Hàn Quốc... có giới hạn chi tiêu cho chiến dịch, thì ở Mỹ, điều này gần như không tồn tại.
Ở Canada, Israel và Đức, các chiến dịch và đảng phái chính trị có thể nhận tài trợ từ ngân sách nhà nước. Mỹ cũng có hệ thống tài trợ công cho các chiến dịch tranh cử tổng thống, nhưng các ứng viên của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa đều từ chối nhận tài trợ công vì khoản tiền này sẽ đi kèm với giới hạn chi tiêu.
Thông thường các chiến dịch tranh cử ở Mỹ sẽ đòi hỏi nguồn tài chính lớn để chi trả cho các hoạt động như quảng cáo, sự kiện vận động và chi phí điều hành trên toàn quốc.
Vì vậy việc gây quỹ đủ số tiền này thường mất rất nhiều thời gian. Do đó huy động tài chính từ đầu sẽ giúp các ứng viên có sự chuẩn bị tốt hơn và kéo dài thời gian chiến dịch.
Một số người cho rằng cựu tổng thống Jimmy Carter là người đã khởi đầu xu hướng chiến dịch dài hạn khi ông tuyên bố ứng cử cho cuộc bầu cử năm 1976 vào cuối năm 1974.
Ông đã dành nhiều thời gian vận động tại các bang có bầu cử sơ bộ sớm, từ đó giúp ông giành lợi thế và cuối cùng thắng cử. Chiến lược này đã tạo ra một tiền lệ khiến các ứng viên khác cũng bắt đầu chuẩn bị sớm hơn.
Để không bỏ lỡ các thông tin liên quan bầu cử tổng thống Mỹ năm 2024, mời bạn đọc theo dõi trên Tuổi Trẻ Onlinetại đây.
Thủ tướng Italy thăm Nhật Bản, Diễn đàn ASEAN-Australia, Mỹ đón Thủ tướng Đức... là những sự kiện quốc tế nổi bật trong tuần.
Iran xác nhận giới chức nước này và Mỹ đã đàm phán gián tiếp tại Oman để bàn cách 'tránh leo thang các vụ tấn công tại khu vực'.
Vụ bé gái 12 tuổi bị sát hại ở bang Texas châm ngòi tranh cãi liên quan người nhập cư trái phép, vốn rất được cử tri Mỹ quan tâm trước thềm bầu cử.
Thủ tướng Australia Anthony Albanese sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại New Delhi, Ấn Độ từ ngày 9-10/9.
Bị toán cướp bắn trúng lúc chở khách trên cao tốc, tài xế vẫn cố gắng cầm lái 30 km rồi lao xe vào đồn cảnh sát ở bang Maharashtra.
Trung Quốc sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hòa đàm ở Myanmar, Israel khẳng định chiến dịch tại Gaza là hành động “tự vệ”, Mỹ ra tối hậu thư yêu cầu Iran thả tàu chở dầu... là một số tin quốc tế đáng chú ý 24 giờ qua.
Donald Trump phát biểu sau tấm kính chắn đạn tại thành phố Butler, nơi ông từng bị ám sát hụt hồi tháng 7, và tuyên bố sẽ không bỏ cuộc.
Phương Tây hồ hởi, tin rằng ngày tàn của Hamas đã tới, trong khi Iran cho rằng sự phản kháng sẽ mạnh mẽ hơn nữa sau cái chết của thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar.
Bộ Quốc phòng Nga đăng video lực lượng nước này ở Novorossiysk nã đạn pháo tới tấp để đánh chặn xuồng tự sát Ukraine, tuyên bố phá hủy hai chiếc.