Những giải pháp khả thi nhất cho an ninh lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long

14:20 20/03/2024

Trao đổi với Báo Thế giới & Việt Nam tại Đối thoại chính sách về an ninh lương thực ở Tiểu vùng Mekong, Ths. Huỳnh Hồ Đại Nghĩa cho rằng, giải pháp khả thi nhất chính là chấp nhận sống chung và tận dụng các yếu tố mới từ quá trình biến đổi khí hậu đối với an ninh lương thực ở Việt Nam.

Với các thông tin trao đổi tại các phiên chuyên đề của Đối thoại, chúng ta có thể thấy khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang phải đối diện với nhiều thách thức có thể coi là phức tạp nhất trong lịch sử hình thành và phát triển. Vấn đề nổi bật nhất hiện nay chính là tác động của biến đổi khí hậu và các vấn đề hậu đại dịch Covid-19 lên an ninh lương thực của khu vực và thế giới. Vậy đâu là giải pháp cho vấn đề này, thưa ông?

Các vấn đề hậu đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu luôn mang lại cả rủi ro và cơ hội cho các nhóm cộng đồng và các khu vực khác nhau. Nhưng xét tổng quan thì những bất lợi gây ra lại nhiều hơn thuận lợi, đặc biệt trong vấn đề an ninh lương thực. Vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam khó có thể xây dựng bộ giải pháp nào để giải quyết triệt để.

Theo tôi, những giải pháp khả thi nhất chính là chấp nhận sống chung và tận dụng các yếu tố mới tạo ra từ các vấn đề này.

Những giải pháp khả thi nhất cho vấn đề an ninh lương thực ở Việt Nam
Ths. Huỳnh Hồ Đại Nghĩa tham dự Đối thoại chính sách "Nông nghiệp, Ngư nghiệp và An ninh lương thực" ở Tiểu vùng Mekong do Học viện Ngoại giao và Trung tâm Stimson (Mỹ) tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, ngày 18-19/3.

Thứ nhất, cần tận dụng vấn đề xâm nhập mặn để xây dựng hệ thống nuôi trồng thuỷ sản nước mặn, nước lợ. Điều này sẽ giúp mở rộng cụm ngành nuôi trồng và chế biến thuỷ sản của vùng, nâng cao khả năng cung ứng lương thực, thực phẩm trong nước và xuất khẩu nước ngoài. Bên cạnh đó, vùng đồng bằng sông Cửu Long phải đầu tư nghiên cứu thêm nhiều giống lúa chịu hạn mặn tốt mà vẫn đảm bảo chất lượng gạo.

Thứ hai, xây dựng mức độ ưu tiên các chính sách hỗ trợ dành cho lĩnh vực thuỷ sản (sử dụng nước mặn) ngang bằng với các chính sách về lúa gạo, trái cây (sử dụng nước ngọt). Điều này sẽ giúp cân đối cơ cấu nông nghiệp hiện đại, thích ứng với biến đổi khí hậu và xâm nhập mặn.

Thứ ba, phát triển các mô hình du lịch sinh thái cho những khu vực ngập mặn. Điều này sẽ giúp tận dụng tối đa cảnh quan thiên nhiên trong tình trạng mới và giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Từ đó sẽ giúp người dân có nguồn tài chính nhằm chủ động đa dạng nhu cầu đối với lương thực, giảm sự phụ thuộc vào lương thực truyền thống, giảm tải áp lực cho an ninh lương thực của vùng.

Thứ tư, đổi mới hoạt động của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA). Hiện nay VFA chủ yếu đại diện cho các doanh nghiệp xuất khẩu Nhà nước, thông qua các hợp đồng tập trung giữa chính phủ với chính phủ (G2G). Hiệp hội Lương thực Việt Nam cần phải thúc đẩy việc liên kết các bên liên quan khác như doanh nghiệp tư nhân, nông dân trồng lúa để tăng quy mô và hiệu quả của thị trường gạo, nông sản thiết yếu.

Những giải pháp khả thi nhất cho vấn đề an ninh lương thực ở Việt Nam
Các đại biểu tham dự Đối thoại trao đổi về tác động của môi trường, biến đổi khí hậu tới an ninh lương thực ở Tiểu vùng Mekong.

Khi đó, VFA sẽ đóng vai trò điều tiết thị trường, đảm bảo xuất khẩu không bị gián đoạn, tính toán tỉ lệ dự trữ hợp lý để khuyến nghị chính sách nhằm hài hoà giữa quyền lợi doanh nghiệp, nông dân với an ninh lương thực trong nước. Điều này sẽ giúp đảm bảo an ninh lương thực cho Việt Nam trong các kịch bản phát triển mà vẫn có thể xuất khẩu gạo để góp phần đảm bảo an ninh lương thực quốc tế.

Cuối cùng, hình thành một cơ chế liên kết vùng mới. Cơ chế này sẽ kết nối các tỉnh trong vùng Vùng đồng bằng sông Cửu Long tại Việt Nam để phân công lao động theo thế mạnh của từng tỉnh và thống nhất một chính sách phát triển nương theo tình hình thế giới hậu Covid-19 và biến đổi khí hậu. Điều này sẽ giúp xoá bỏ tính cục bộ trong chính sách của từng tỉnh hiện nay và chia sẻ nguồn lực lẫn nhau. Đây có thể được coi là giải pháp quan trọng nhất vì sẽ quyết định thành công của các giải pháp khác.

Xin cảm ơn ông!

Đối thoại chính sách về “Nông nghiệp, Ngư nghiệp và An ninh lương thực” ở Tiểu vùng Mekong do Học viện Ngoại giao phối hợp với Trung tâm Stimson (Mỹ) tổ chức lần đầu tiên tại Việt Nam trong khuôn khổ Đối tác Mekong-Mỹ (MUSP), từ ngày 18-19/3 tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Đến nay, Trung tâm Stimson đã tổ chức 8 cuộc Đối thoại chính sách kênh 1,5 tại Tiểu vùng Mekong về các chủ đề khác nhau như kết nối, năng lượng, hạ tầng, thách thức phi truyền thống, quản trị nước xuyên biên giới, các giải pháp dựa vào tự nhiên...

Đối tác Mekong - Mỹ (MUSP) là cơ chế hợp tác chính thức giữa Mỹ và các nước tiểu vùng Mekong, được nâng cấp từ Sáng kiến Hạ nguồn Mekong (LMI), tập trung giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, quản lý bền vững nguồn nước, tài nguyên thiên nhiên; kết nối kinh tế và phát triển nguồn nhân lực.

* Ths. Huỳnh Hồ Đại Nghĩa hiện là giảng viên, nghiên cứu viên tại Khoa Quan hệ Quốc tế, Đại học Kinh tế Tài chính Tp. Hồ Chí Minh (UEF) và là Deputy CEO tại JCM. Ông là chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan đến Mekong như lao động việc làm và di cư, biến đổi khí hậu, chính trị nguồn nước, an ninh lương thực.

Có thể bạn quan tâm
Nhiều nơi 'phá sóng' chìa khóa thông minh, Cục Tần số vào cuộc kiểm tra

Nhiều nơi 'phá sóng' chìa khóa thông minh, Cục Tần số vào cuộc kiểm tra

16:40 25/06/2023

Nhiều nơi tại Hà Nội người dân phản ánh việc chìa khóa thông minh bị 'phá sóng', không thể mở xe ô tô, xe máy, cửa cuốn.

Bí thư chi đoàn ở Sóc Trăng nhận giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2024

Bí thư chi đoàn ở Sóc Trăng nhận giải thưởng Lý Tự Trọng năm 2024

16:10 11/03/2024

Những năm qua, tuổi trẻ công an tỉnh Sóc Trăng đã xuất hiện nhiều tấm gương sáng trong phong trào thi đua. Một trong số đó có Đại úy Nguyễn Toàn Em - Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về Trật tự xã hội được nhận giải thưởng Lý Tự Trọng do Ban chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng.

Hang khảo cổ nguy cơ thành phế tích

Hang khảo cổ nguy cơ thành phế tích

00:20 20/03/2024

Di tích quốc gia hang Đồng Trương ở huyện Anh Sơn, nơi lưu dấu khảo cổ đa văn hóa quý hiếm xuyên suốt thời kỳ Hòa Bình và Đông Sơn, đang bị lãng quên.

Rốt ráo cứu rừng Hoàng Liên khỏi “biển lửa”

Rốt ráo cứu rừng Hoàng Liên khỏi “biển lửa”

16:40 20/02/2024

Lào Cai - Đến thời điểm chiều 20.2, hơn 800 người vẫn đang nỗ lực khống chế đám cháy rừng có nguy cơ lan rộng tại Vườn Quốc gia Hoàng...

Quảng Nam: Nhiều ca ngộ độc do cá chép muối ủ chua, 1 người tử vong

Quảng Nam: Nhiều ca ngộ độc do cá chép muối ủ chua, 1 người tử vong

09:30 19/03/2023

Quảng Nam xuất hiện 3 chùm ca bệnh ngộ độc Botulinum do ăn cá chép muối ủ chua. Tất cả bệnh nhân đều có triệu chứng đau bụng, nôn ói, mệt, yếu dần tay chân.

Khánh Hòa hỗ trợ người bị thu hồi đất nuôi trồng thủy sản ở Vân Phong

Khánh Hòa hỗ trợ người bị thu hồi đất nuôi trồng thủy sản ở Vân Phong

18:20 08/04/2024

Tỉnh Khánh Hòa phải hỗ trợ người bị thu hồi đất nuôi trồng thủy sản ở Vân Phong, vì khi triển khai các dự án ở đây sẽ phải đưa người dân ở đảo và bán đảo vào đất liền ảnh hưởng rất lớn đời sống của họ.

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cựu lưu học sinh Campuchia từng học tập tại Việt Nam

Chủ tịch nước Tô Lâm gặp mặt cựu lưu học sinh Campuchia từng học tập tại Việt Nam

14:50 13/07/2024

Nhất trí với đề xuất của đại diện hội cựu sinh viên Campuchia, Chủ tịch nước Tô Lâm cam kết sẽ đề nghị các cơ quan hữu quan của Việt Nam cấp thêm học bổng cho sinh viên Campuchia sang theo học tại các trường đại học của Việt Nam, cũng như xem xét thành lập Hội cựu sinh viên Việt Nam tại Campuchia để thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ hữu nghị.

Khánh Hoà: Thót tim cảnh chông chênh đi qua cầu gỗ Phú Kiểng

Khánh Hoà: Thót tim cảnh chông chênh đi qua cầu gỗ Phú Kiểng

05:00 05/11/2023

Năm 2001, người dân ở xã Vĩnh Phương, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa tự bỏ tiền xây cầu gỗ Phú Kiểng bắc qua sông Cái, dài khoảng 380m để phục vụ cho người dân ở 3 thôn Xuân Ngọc, Hòn Nghê 1, Hòn Nghê 2 (xã Vĩnh Ngọc). Trước đây, nếu chưa có cầu gỗ, người dân các thôn này muốn vào trung tâm TP Nha Trang phải đi đường vòng qua đường 2 Tháng 4 hay đường Trần Phú mất khoảng 30 phút. Theo người làm cây cầu, xuất phát từ việc chứng kiến người dân, đặc...

Thủ tướng dự Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn

Thủ tướng dự Hội nghị công bố Quy hoạch và Xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn

05:10 22/04/2024

Cùng dự có Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, Bộ trưởng Giáo Dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan, các Ủy viên Trung ương, Bộ trưởng, lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương và địa phương. Về phía tỉnh Lạng Sơn có Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Quốc Đoàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Tiến Thiệu, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh và lãnh đạo các sở ngành trong tỉnh, cùng đông đảo nhân dân tỉnh Lạng Sơn, các doanh nghiệp, các nhà đầu...

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới