Nhóm nhà nghiên cứu Trung Quốc đề xuất phát triển hệ thống phòng thủ hạt nhân toàn cầu để đối phó các tiểu hành tinh đe dọa Trái đất.
Theo Đài RT hôm 28-8, các nhà khoa học từ chương trình thám hiểm không gian sâu của Trung Quốc mới đây cho rằng vũ khí hạt nhân có thể là phương tiện tốt nhất để bảo vệ Trái đất khỏi các tiểu hành tinh.
Trong bài báo công bố trên tạp chí SCIENTIA SINICA Technologica của Trung Quốc vào tháng này, nhóm nghiên cứu cảnh báo rằng mặc dù công nghệ phát hiện vật thể gần Trái đất đã đạt được các tiến bộ gần đây, nhưng vẫn có thể xảy ra sai sót. Điều này đồng nghĩa con người cần phải chuẩn bị để đối phó các mảnh vỡ không gian.
Các nhà nghiên cứu Trung Quốc đã phân tích nhiều phương pháp phòng thủ khác nhau và tính khả thi của chúng trong việc bảo vệ Trái đất khỏi các tiểu hành tinh có kích thước, mật độ và thời gian cảnh báo khác nhau.
Họ nhận thấy rằng trong thời gian ngắn, chẳng hạn một tuần trước khi va chạm, các đầu đạn hạt nhân sẽ là thứ duy nhất có khả năng làm thay đổi quỹ đạo của tiểu hành tinh để tránh va chạm.
Dựa trên phân tích của mình, nhóm nhà nghiên cứu đề xuất giải pháp tốt nhất để đối phó các mối đe dọa do tiểu hành tinh gây ra là phát triển một hệ thống phòng thủ hạt nhân toàn cầu.
Hệ thống này cần bao gồm các bệ phóng nhanh có khả năng đưa đầu đạn hạt nhân từ mặt đất vào không gian trong vòng 7 ngày đến một tháng. Hệ thống cũng cần được trang bị các tên lửa có khả năng tấn công chính xác.
Ngoài ra, hệ thống này cần cho phép triển khai trước đầu đạn hạt nhân trên quỹ đạo để chờ trong thời gian dài hơn 10 năm.
Tuy nhiên, trên thực tế các nhà nghiên cứu Trung Quốc cho rằng ý tưởng nói trên đang gặp các thách thức.
Thứ nhất, hiện tại không có quốc gia nào có khả năng phóng đầu đạn hạt nhân vào không gian sâu, và điều này có nghĩa cần phải phát triển các hệ thống phóng mới.
Thứ hai, Trung Quốc và hầu hết các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân trên thế giới đều tham gia Hiệp ước Không gian vũ trụ năm 1967 và Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện, vốn cấm các bên ký kết triển khai vũ khí hủy diệt hàng loạt trong không gian.
Thứ ba, các vụ nổ hạt nhân gây ra ô nhiễm phóng xạ ngay cả trong không gian, có thể tác động xấu tới Trái đất và các thiên thể ở gần.
Do đó, các nhà khoa học nói trên kết luận rằng mặc dù một vụ nổ hạt nhân "có khả năng tự vệ đáng kinh ngạc" trong trường hợp này, nhưng tốt hơn con người nên khám phá các công nghệ khác có khả năng đối phó tiểu hành tinh chẳng hạn như vũ khí laser công suất cao.
TP - Bộ TN&MT kiến nghị Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT, các địa phương đôn đốc chủ hồ lên phương án vận hành hồ chứa với kịch bản mưa lũ cực đoan.
Tổ hợp quân sự Lockheed Martin (Mỹ) sẽ nâng cấp 36 máy bay chiến đấu F-16 cho Không quân Chile theo hợp đồng trị giá 177 triệu USD, trong một...
Chiều 11-7, Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Trung tâm Vật lý lý thuyết quốc tế Abdus Salam (ICTP).
Trong một tài liệu dài 83 trang, chính quyền Tổng thống Joe Biden cam kết sẽ hành động để chấm dứt ô nhiễm nhựa.
Các nhà khảo cổ học hiện đã hiểu rõ hơn lý do tại sao nghi thức nhổ răng lại được thực hiện ở Đài Loan thời cổ đại và các nơi khác ở châu Á và với lý do rất... khác người.
Theo các chuyên gia, những dữ liệu mới về khảo cổ học tại di tích Vòng Thành Đá Trắng đã dần hé mở về một giai đoạn gần như chưa được biết đến trong lịch sử vùng đất Bà Rịa-Vũng Tàu và Nam Bộ.
Nhiều người cho rằng xe điện không thực sự sạch như nhiều người vẫn nghĩ. Điều đó có đúng không?
Mức xử lý vi phạm nồng độ cồn hiện khá cao. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một trường hợp, người vi phạm có thể nộp phạt theo dạng trả...
Những bức ảnh chụp trong chuyến thám hiểm gần nhất cho thấy một phần thanh vịn ở mũi tàu Titanic bị rơi ra và con tàu đang chậm rãi biến mất.