Nhớ tiệm hủ tiếu cô Chánh trong khu Chợ Cũ Tôn Thất Đạm, 50 năm vẫn đậm chất retro

07:45 16/11/2024

Ghé ăn hủ tiếu của cô Chánh trong khu Chợ Cũ đường Tôn Thất Đạm, quận 1, TP.HCM bỗng nhớ lại ký ức thuở ấu thơ khi được mẹ nắm tay dẫn đi chợ, rồi lần qua từng sạp hàng để tìm cho ra một bữa sáng đậm vị Sài Gòn.

Một buổi sáng tại sạp hủ tiếu cô Chánh - Ảnh: HỒ LAM

Sạp hủ tiếu của cô Chánh nằm khuất sau những quầy hàng trong khu Chợ Cũ, đường Tôn Thất Đạm, quận 1, TP.HCM. Đây một trong những ngôi chợ lâu đời và gắn với ký ức của nhiều người dân Sài Gòn.

"Cô Chánh" là cái tên thân thương mà nhiều người dân quanh đó thường dùng để gọi bà chủ hàng hủ tiếu.

Tới nay, theo lời cô Chánh, quán đã tồn tại hơn 50 năm. Đến quán, có hai thứ khiến khách nhớ mãi. Đó là bộ bàn đậm chất retro và cảm giác yên bình khi ngồi ở chợ để thưởng thức một món ăn sáng quen thuộc.

Hàng hủ tiếu mang phong cách xưa cũ - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Hàng hủ tiếu đậm chất retro

Vào những năm 90, cô Chánh kế thừa hàng hủ tiếu từ gia đình của người chú. Mỗi ngày, cô dậy từ 4 giờ sáng để nấu nước lèo, chuẩn bị nguyên liệu.

  • Hủ tiếu sa tế Tô Ký: Công thức gia truyền gần một thế kỷ lừng danh Chợ Lớn

  • Hủ tiếu Sa Đéc và bí quyết ngon từ bột gạo trăm tuổi sông Ngã Bát

Quán cô Chánh bán nhiều món như mì, hủ tiếu, nui… Tất cả nguyên liệu được xếp gọn trong một chiếc tủ kính cũ. Mỗi món ăn đều do cô tự tay chăm chút từ cách nêm nếm cho đến bài trí.

Theo lời cô Chánh, món bán chạy nhất ở đây là món mì.

Mì có hai loại là mì sợi nhỏ và sợi to, được chế biến dai giòn. Ăn kèm mì sẽ có thêm tôm, tỏi phi, tóp mỡ, gan, tim, thịt heo… Riêng phần gan được xử lý không có mùi tanh là điểm cộng lớn.

Quán cô Chánh bán nhiều món như mì, hủ tiếu, nui… - Ảnh: HỒ LAM

Nước lèo của cô Chánh cũng "nâng tầm" món mì không kém. Nước lèo nêm không quá ngọt, vẫn có vị đậm đà. Thực khách có thể điều chỉnh tuỳ theo khẩu vị với dấm và nước tương để sẵn trên bàn.

Ngồi ăn tại quầy hủ tiếu cô Chánh cũng khó lòng rời mắt khỏi những viên hoành thánh đầy đặn. Những lá hoành thánh cán mỏng không làm người ăn cảm thấy ngán. Thịt nêm mặn hơn so với nhiều quán khác nhưng phần nước lèo thanh, nêm nhạt làm cân bằng lại mùi vị.

Gia vị để sẵn trên bàn để thực khách tự nêm nếm - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Ở phần đánh giá của Google Maps, tài khoản Khuong Tran chia sẻ: "Vị ngọt thanh, sợi mì và hủ tiếu đúng kiểu xưa rất ngon".

Vật dụng, tủ đựng nguyên liệu tại đây đều do một tay gia đình người chú của cô Chánh đóng. Những chiếc bàn gỗ, tủ kính xưa cũ gợi cho người ta một cảm giác thân quen đến lạ kỳ.

Cô Gái (phải) là người bạn gắn bó thân thiết và phụ cô Chánh (trái) duy trì sạp hủ tiếu từ những ngày đầu - Ảnh: HỒ LAM

Mùi hủ tiếu, mùi của chợ một buổi sớm mai

Chỉ là một sạp hàng, không biển hiệu nhưng mỗi ngày cô Chánh vẫn làm không ngơi tay để bán. Thực khách đến sạp hủ tiếu có cả những người trẻ và lớn tuổi.

Nhiều vị khách đến, đi và rồi quay lại phần vì thèm cảm giác thưởng thức một tô hủ tiếu trong chợ, phần vì mến tính cách của hai bà bán hàng.

Cô Chánh múc hủ tiếu cho khách - Ảnh: HỒ LAM

"Có vị khách quay lại bảo: 'Trời ơi! Nhớ Gái quá, nhớ Chánh quá! Mì của em chị không quên, đi đâu cũng nhớ'. Rồi hai chúng tôi ôm nhau, mừng mừng tủi tủi" - cô Chánh nhớ lại.

Với cô Chánh, công việc bán hủ tiếu không chỉ đem lại cho gia đình cô thu nhập mà còn đem lại những niềm vui, sự khuây khoả khi độ tuổi ngày một lớn dần:

"Có lúc tôi bán còn không đủ trả tiền hàng bởi vì chợ khá vắng. Hai chị em cùng bán thì lo được hai bữa ăn một ngày, đôi khi dư chút đỉnh. Có hôm bán chậm quá thì thiếu tiền hàng luôn. Nhưng vẫn cứ thích bán vì mình đam mê".

Hủ tiếu giá từ 30.000 đồng một tô - Ảnh: ĐĂNG KHƯƠNG

Hỏi cô Chánh rằng: "Nếu một ngày chẳng còn thể bán hủ tiếu trong chợ thì sẽ ra sao?", cô bảo: "Đến khi nào mà tôi bán không nổi thì phải nghỉ thôi.

Nhưng có lẽ sẽ buồn lắm vì chẳng còn ai tiếp nối hàng hủ tiếu gia truyền hai thế hệ. Âu đó cũng là chuyện thường tình. Khi ấy, những sạp hàng xưa cũ như thế này sẽ mãi mãi trở thành ký ức".

Những buổi ăn uống trong chợ có lẽ đã trở thàng nếp sống, nét văn hoá ăn sâu vào tâm trí của người Sài Gòn nói riêng và người Việt nói chung.

Đôi khi, người Sài Gòn rảo bước, dừng chân trong chợ ăn sáng vì nhớ mùi của chợ. Đó là mùi ngai ngái, ẩm ương nhưng dễ thương đến lạ kỳ!

Có thể bạn quan tâm
Đi cấp cứu, cô gái phát hiện cơ thể có nhiều bộ phận thừa

Đi cấp cứu, cô gái phát hiện cơ thể có nhiều bộ phận thừa

10:00 29/10/2024

Mel Placanica, 31 tuổi, phát hiện có nhiều bộ phận cơ thể thừa sau khi bị đau bụng dữ dội, phải nhập viện cấp cứu.

Bảng thành tích đáng ngưỡng mộ của nữ sinh người Tày

Bảng thành tích đáng ngưỡng mộ của nữ sinh người Tày

11:50 28/05/2024

TP - Đó là nữ sinh Bế Thị Thu Uyên, học lớp 11A6, Trường THPT Dân tộc nội trú Đam San (thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk).

Học sinh cứu người đuối nước được tặng huy hiệu ‘Tuổi Trẻ dũng cảm’

Học sinh cứu người đuối nước được tặng huy hiệu ‘Tuổi Trẻ dũng cảm’

13:10 12/08/2023

Một học sinh tại huyện Hải Lăng (tỉnh Quảng Trị) vừa được Trung ương Đoàn trao tặng huy hiệu 'Tuổi trẻ dũng cảm' vì đã dũng cảm cứu người đuối nước.

Lịch sử Việt Nam bằng hình: Cuốn sách sử 'tuyên chiến với điện thoại'

Lịch sử Việt Nam bằng hình: Cuốn sách sử 'tuyên chiến với điện thoại'

12:20 27/09/2024

Sách phác họa toàn cảnh về lịch sử Việt Nam từ thời xuất hiện các cư dân cổ xưa đầu tiên cho đến khi hình thành một quốc gia hiện đại.

Công bố quyết định công nhận hai Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Bắc Kạn

Công bố quyết định công nhận hai Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Bắc Kạn

09:40 01/08/2023

Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã có quyết định công nhận Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Bắc Kạn khóa XI nhiệm kỳ 2022 - 2027 đối với chị Hoàng Hải Hà và anh Trần Công Luân.

Cục Di sản văn hóa chưa có văn bản quy định về 'diễn giải di sản', sao đủ căn cứ thuyết phục kết luận đúng - sai?

Cục Di sản văn hóa chưa có văn bản quy định về 'diễn giải di sản', sao đủ căn cứ thuyết phục kết luận đúng - sai?

08:30 24/08/2023

Liên quan đến những tranh cãi về quản lý di sản nảy sinh từ vụ hầu đồng ở Huế, TS Trần Đức Anh Sơn (Đại học Đông Á) cho rằng,...

63 tỉnh thành sẽ có 1.260 công trình điêu khắc, 1.980 công trình nghệ thuật: Có cần thiết?

63 tỉnh thành sẽ có 1.260 công trình điêu khắc, 1.980 công trình nghệ thuật: Có cần thiết?

14:40 19/06/2024

Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai cho rằng có tiền chúng ta xây dựng được một con đường, có tiền làm được bệnh viện, trường học nhưng có tiền chưa chắc đã có được giá trị văn hóa.

Hành trình 'xanh hóa' nẻo đường quê của những 'chiến sĩ' tình nguyện

Hành trình 'xanh hóa' nẻo đường quê của những 'chiến sĩ' tình nguyện

17:40 03/08/2024

Chiến dịch “Mùa hè Xanh 2024' đang tạo nên sự đổi thay tích cực cho các xã khó khăn, vùng sâu vùng xa trên cả nước. Nhiều công trình ý nghĩa đã giúp cải tạo cảnh quan, môi trường, mang đến diện mạo mới cho địa phương, góp phần xoá tan nhiều nỗi bất an cho người dân.

UNESCO khẩn cấp công nhận tu viện cổ ở dải Gaza là Di sản Thế giới

UNESCO khẩn cấp công nhận tu viện cổ ở dải Gaza là Di sản Thế giới

10:50 07/08/2024

Trước căng thẳng ngày càng leo thang giữa Israel - Iran - Lebanon, UNESCO đã làm thủ tục khẩn cấp để đưa tu viện Saint Hilarion vào danh sách di sản.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới