TP - Đó là nữ sinh Bế Thị Thu Uyên, học lớp 11A6, Trường THPT Dân tộc nội trú Đam San (thị xã Buôn Hồ, Đắk Lắk).
Gia đình Uyên ở buôn Drang, xã Ea H’đing (huyện Cư M’gar). Bố mất sớm, một mình mẹ Uyên bươn chải nuôi 2 chị em ăn học. Thấu hiểu sự hy sinh của mẹ, Uyên học rất chăm, 11 năm liền đạt học sinh giỏi toàn diện. Kết thúc năm học lớp 11, hai môn học Uyên yêu thích, đạt điểm rất cao gồm Ngữ văn 9,2 điểm và Lịch sử 9,0 điểm.
Em Uyên và các thành tích đạt được trong học tập |
Em Uyên và các thành tích đạt được trong học tập |
Uyên chia sẻ, môn Ngữ văn giúp em có được những phẩm chất cao đẹp, yêu nước, nhân ái… Còn môn Lịch sử giáo dục cho thế hệ trẻ như em tình yêu dân tộc, lòng biết ơn đối với các thế hệ cha anh đã anh dũng đấu tranh, hy sinh giành và giữ đất nước…
Với niềm đam mê đặc biệt cho 2 môn học trên, Uyên đã xuất sắc đoạt 2 Huy chương Vàng môn Ngữ văn lớp 10 và 11 kỳ thi Olympic 10/3 tỉnh Đắk Lắk lần thứ VI và thứ VII năm 2023, 2024; Huy chương Đồng môn Ngữ văn lớp 11 kỳ thi Olympic truyền thống 30/4 dành cho khu vực phía Nam, miền Trung và Tây Nguyên lần thứ XXVIII năm 2024 tại thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu), lọt top 122 đội thi trên toàn quốc tham gia vòng Đối đầu cuộc thi “Tranh biện-hùng biện Tiếng nói xanh” tại Thủ đô Hà Nội…
Uyên còn là đoàn viên ưu tú hoàn thành chương trình Bồi dưỡng nhận thức về Đảng do Thị ủy Buôn Hồ tổ chức. Từ những thành tích trong học tập và các phong trào bề nổi của trường, lớp, em Bế Thị Thu Uyên luôn được thầy cô giáo và bạn bè quý mến, động viên. Thầy Nguyễn Hữu Quang, giáo viên chủ nhiệm lớp 11A6 cho biết, em Uyên đã vượt lên hoàn cảnh, chăm học và học tập rất tốt. Năm học lớp 11, Uyên được chọn tham gia kỳ thi học sinh giỏi lớp 12 vượt cấp, do Sở GD&ĐT tỉnh Đắk Lắk tổ chức. Kết quả, em đạt giải Khuyến khích.
Không chỉ học giỏi, Uyên còn có năng khiếu dẫn chương trình và năng nổ tham gia các phong trào bề nổi của trường. Em từng hiến tóc tặng bệnh nhân bị ung thư. Khi được nhà trường tặng suất học bổng, em luôn nhường cho các bạn khác cùng có hoàn cảnh khó khăn.
Với những nỗ lực và thành tích đáng ngưỡng mộ trên, Bế Thị Thu Uyên đã được Hội đồng Đội tỉnh Đắk Lắk tuyên dương “Gương thiếu nhi tiêu biểu trong thi đua thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy”; Danh hiệu học sinh 3 tốt cấp trường; Thành tích vượt trội trong phong trào thi đua “2 tốt”; được Thị Đoàn Buôn Hồ khen thưởng vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong trào thanh niên trường học thị xã Buôn Hồ năm học 2022-2023…
Trong Tháng Thanh niên năm 2024, tuổi trẻ Thành phố Hà Nội phấn đấu thực hiện 600 công trình thanh niên; phấn đấu tối thiểu 10.000 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia vào các hoạt động tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, các hoạt động an sinh xã hội.
Trong khi cuộc khủng hoảng nhân khẩu học của Trung Quốc đang đe dọa nền tảng công nghiệp, tài chính của chính phủ và các nỗ lực xóa đói giảm nghèo thì một số nhà đầu tư coi điều này là một cơ hội.
Quảng Trị là điểm trao thứ hai trong chương trình học bổng 'Tiếp sức đến trường” năm 2024 của báo Tuổi Trẻ với 101 tân sinh viên.
Hưởng ứng chương trình 'Những bước chân vì cộng đồng' và 'Mỗi thanh niên 10.000 bước chân mỗi ngày', hơn 500 đoàn viên, thanh niên trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã tham gia chạy bộ.
Được giải cứu sau 5 năm làm vợ của một người đàn ông Trung Quốc, người mẹ 19 tuổi nỗ lực học lại tiếng Việt, kiếm nghề nghiệp tử tế, một mình nuôi hai con.
Natthapak Khumkad, chủ một trang trại ở Lamphun, đành phải giết cả đàn hơn trăm con cá sấu trước nguy cơ tường bao có thể sập bất cứ lúc nào vì mưa lũ.
Thời gian gần đây, nhiều vụ đánh ghen ầm ĩ xảy ra khiến dư luận xôn xao. Thay vì làm một cuộc đánh ghen lồng lộn và 'bóc phốt' ngoại tình để trừng phạt chồng cùng 'người thứ 3', các chị có nên cân nhắc thiệt hơn?
Từ năm 1949, Ủy ban kháng chiến hành chính Hà Nội đã xây dựng Đề án tiếp quản thủ đô trình Bộ Nội vụ để xin ý kiến vào ngày 1-2-1951.
Trung tuần tháng 7, 120 kiều bào trẻ là những thanh thiếu niên ưu tú đại diện cho cộng đồng người Việt ở 26 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tụ hội tại Trại hè Việt Nam 2023.