Dẫn lời nhiều nhà ngoại giao từ các quốc gia thành viên NATO, báo Telegraph ngày 9-3 đưa tin các quốc gia châu Âu phải sẵn sàng nếu ông Trump đắc cử tổng thống Mỹ.
Các nhà ngoại giao từ các quốc gia là thành viên của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nói các nước châu Âu cần phải "lập kế hoạch" và xem xét lại khả năng phòng thủ hiện tại trước các đe dọa của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump.
Vào tuần trước, ông Trump đã gần như được xác định là ứng cử viên tranh cử tổng thống Mỹ của Đảng Cộng hòa vào tháng 11 tới sau đối thủ Nikki Haley cùng đảng rút lui. Trong cuộc bầu cử sơ bộ siêu thứ Ba ngày 5-3, ông Trump giành chiến thắng ở 14/15 tiểu bang.
Viễn cảnh ông Trump có khả năng trở lại Nhà Trắng đã làm dấy lên lo ngại ở châu Âu về hỗ trợ của Mỹ cho Ukraine, cũng như cam kết của Washington với NATO.
Trước đó, ông Trump từng nói ông sẽ "khuyến khích" Nga tấn công các nước NATO, khi các quốc gia này không thanh toán các "chi phí" của họ.
Trong khi đó, ông John Bolton, cựu cố vấn an ninh quốc gia Mỹ dưới thời ông Trump, dự đoán cựu tổng thống sẽ nỗ lực rút Mỹ khỏi liên minh này nếu trở lại Nhà Trắng.
Một nhà ngoại giao châu Âu nói các bình luận của ông Trump "đương nhiên" là một "mối lo ngại". "Không ai biết ông ấy sẽ làm gì tiếp theo", người này nói.
Quan chức này nói thêm các nước NATO phải "lập kế hoạch" cho kịch bản ông Trump làm suy yếu các cam kết của Mỹ đối với liên minh.
Tuy nhiên, các nhà ngoại giao cũng chỉ ra các quốc gia NATO đáp ứng mục tiêu chi 2% GDP cho quốc phòng đang gia tăng đáng kể, nghĩa là các thành viên của liên minh này có thể cho ông Trump thấy "ông đang đạt được điều mình muốn".
Bên cạnh đó, một nhà ngoại giao khác cho rằng các bình luận của ông Trump đã giúp họ nhận ra "chúng tôi đã quá phụ thuộc vào Mỹ". Vì thế, các cuộc "thảo luận" phòng ngừa rủi ro việc Mỹ sẽ rút khỏi NATO là "cần thiết".
Trong khi đó, các quốc gia, như Anh, cần phải thể hiện vai trò lãnh đạo lớn hơn nữa đối với an ninh châu Âu vì "sẽ có một khoảng trống lớn nếu Mỹ rút khỏi".
Theo Telegraph, các bộ trưởng Anh khẳng định NATO đã ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn trong năm vừa qua, khi Phần Lan gia nhập vào tháng 4-2023 và Thụy Điển vừa chính thức gia nhập vào tuần trước.
Không quân Trung Quốc nói sẽ sớm công bố oanh tạc cơ H-20, vũ khí được coi là đối trọng với dòng B-21 mà Mỹ chuẩn bị biên chế.
EU bắt đầu đàm phán kết nạp Ukraine và Moldova, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron sẵn sàng đàm phán với người đồng cấp Nga, tình hình ở Biển Đông, bán đảo Triều Tiên và Dải Gaza... là một số sự kiện quốc tế nổi bật 24 giờ qua.
Ryan Routh, nghi phạm âm mưu ám sát ông Trump ở Florida, bị truy tố thêm 3 tội danh và đối mặt mức án cao nhất là chung thân.
Cha của con tin bị binh sĩ Israel bắn nhầm chỉ trích Thủ tướng Benjamin Netanyahu 'hèn nhát' vì đã không gọi điện hay tới thăm ông để chia buồn.
Quốc hội Brazil đang xem xét dự luật cấm bán và sử dụng dây cước thả diều sắc như dao cạo, sau nhiều vụ đấu diều gây chết người.
Ngày 21/10, Triều Tiên đã bác bỏ 'những đồn đoán' từ Hàn Quốc và Ukraine rằng, Bình Nhưỡng gửi quân tới tham chiến cùng Nga trong xung đột ở Ukraine.
Nghiên cứu của công ty Mỹ cho thấy Nga đang sản xuất đạn pháo nhanh gấp ba với chi phí rẻ bằng 1/4 so với các nước phương Tây.
Ngoại trưởng Mỹ Blinken cảnh báo Washington sẽ hành động nếu Trung Quốc từ chối can thiệp để giúp phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Bắc Kinh kỳ vọng quân đội Trung Quốc sẽ đẩy mạnh hợp tác với Bangladesh để duy trì hòa bình thế giới.