Ngày 21/10, Triều Tiên đã bác bỏ "những đồn đoán" từ Hàn Quốc và Ukraine rằng, Bình Nhưỡng gửi quân tới tham chiến cùng Nga trong xung đột ở Ukraine.
Đồn đoán Triều Tiên đưa quân đến Nga: Bình Nhưỡng lần đầu lên tiếng, quyết thể hiện tâm thế 'cây ngay không sợ chết đứng' |
Moscow và Bình Nhưỡng đang tăng cường hợp tác giữa lúc xung đột ở Ukraine tiếp diễn và căng thẳng gia tăng trên Bán đảo Triều Tiên. (Nguồn: Independent) |
Theo hãng thông tấn Yonhap, thông tin trên do một đại diện của Triều Tiên tại Liên hợp quốc (LHQ) phát biểu trong cuộc họp của Ủy ban thứ nhất Đại hội đồng LHQ về giải trừ quân bị và an ninh quốc tế ngày 21/10.
Tin liên quan |
Nga chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho binh sĩ Triều Tiên tham chiến ở Ukraine Nga chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho binh sĩ Triều Tiên tham chiến ở Ukraine |
Đây là bình luận công khai đầu tiên của một quan chức Triều Tiên kể từ khi Cơ quan tình báo Hàn Quốc tuần trước cho biết, Bình Nhưỡng quyết định sẽ gửi khoảng 12.000 quân để chiến đấu trong chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine và đã điều động 1.500 quân đến Vladivostok để huấn luyện thích nghi.
Quan chức trên nhấn mạnh: "Về cái gọi là hợp tác quân sự với Nga, phái đoàn của tôi không cảm thấy cần phải bình luận về những đồn đoán rập khuôn vô căn cứ...".
Trước đó, cùng ngày 21/10, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cũng khẳng định, Moscow cam kết tiếp tục duy trì hợp tác với Bình Nhưỡng, song không trả lời câu hỏi về việc liệu Nga có sử dụng quân đội Triều Tiên hay không.
Ông Peskov nói rõ: "Triều Tiên là nước láng giềng và đối tác thân thiết của Nga. Chúng tôi phát triển quan hệ trong mọi lĩnh vực và đó là quyền chủ quyền của chúng tôi. Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa sự hợp tác này".
Về đồn đoán quân đội Triều Tiên ở Nga, phía Mỹ phát biểu trước Hội đồng Bảo an LHQ rằng, đây sẽ là một diễn biến "đáng lo ngại” và Washington "đang tham vấn các đồng minh cùng đối tác về những hậu quả của một động thái táo bạo như vậy”.
Trong khi đó, phát ngôn viên của Ủy ban châu Âu Peter Stano cho biết, Liên minh châu Âu (EU) "rất quan ngại" nếu các báo cáo về vụ việc là sự thật.
Quân đội Israel mở cuộc điều tra sau khi video trên mạng xã hội cho thấy binh sĩ nước này đốt sách, có thể là kinh Koran, ở Gaza.
Hãng tin Reuters cho biết Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei đã được chuyển đến địa điểm an toàn với các biện pháp an ninh tăng cường.
Moskva cảnh báo sẽ tấn công cơ sở quân sự Anh cả trong và ngoài lãnh thổ Ukraine, nếu Kiev dùng tên lửa London viện trợ để tập kích Nga.
Ngày 5/7, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, nước này đặt mục tiêu tăng gấp đôi năng lực phòng không với việc bổ sung các hệ thống Patriot tiên tiến vào mùa Hè này.
Iran tuyên bố đáp trả các cuộc tấn công nhằm vào lợi ích của họ ở Syria, sau vụ không kích khiến hai sĩ quan Iran thiệt mạng được cho là do Israel thực hiện.
Ngày 31/7, ông Prabowo Subianto, Chủ tịch đảng Gerindra đã chính thức được đảng Trăng lưỡi liềm và ngôi sao (PBB) của Indonesia đề cử làm ứng cử viên tổng thống cho đợt bầu cử ngày 14/2 năm sau.
Tổng thống Zelensky tuyên bố Ukraine đã dùng UAV tấn công hơn 30 cơ sở dầu khí Nga, trong đó có nhà máy lọc dầu và kho chứa.
Philippines cho biết công việc tại các văn phòng chính phủ và trường lớp trên đảo chính Luzon sẽ bị đình chỉ, do ảnh hưởng từ bão nhiệt đới Trami.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov đến Tehran để tham vấn với người đồng cấp Iran về tương lai của Thỏa thuận hạt nhân với Iran, còn gọi là Kế hoạch hành động toàn diện chung (JCPOA) và các vấn đề an ninh khác.