Nghiên cứu của công ty Mỹ cho thấy Nga đang sản xuất đạn pháo nhanh gấp ba với chi phí rẻ bằng 1/4 so với các nước phương Tây.
Báo cáo của công ty tư vấn Bain & Company có trụ sở tại Mỹ, được truyền thông Anh công bố ngày 26/5, mô tả chiến sự Nga - Ukraine là "trận đấu hỏa lực" bởi số lượng đạn pháo được cả hai bên tiêu thụ.
Cuộc xung đột này khiến Mỹ, Anh và các đồng minh châu Âu tăng cường chế tạo đạn pháo, song sản lượng vẫn tụt hậu so với Nga, dù năng lực kinh tế của họ vượt trội so với nước này.
Bain & Company cho biết các nhà máy của Nga dự kiến sản xuất mới hoặc tân trang lại khoảng 4,5 triệu quả đạn pháo trong năm nay. Tổng sản lượng đạn pháo của các nhà máy ở châu Âu và Mỹ trong cùng kỳ là khoảng 1,3 triệu quả.
Chi phí trung bình cho mỗi quả đạn pháo 155 mm chuẩn NATO là khoảng 4.000 USD, trong khi đạn pháo 152 mm của Nga có giá khoảng 1.000 USD một quả.
"Tầm quan trọng của sản xuất vũ khí và đạn dược là lý do nhiều chuyên gia nhận định các dây chuyền sản xuất trong nhà máy, không phải tiền tuyến, mới là nơi quyết định chiến thắng trong xung đột Nga - Ukraine", biên tập viên Deborah Haynes của Sky News nhận định.
Tình trạng nguồn cung đạn pháo không đáp ứng được nhu cầu khiến Ukraine bị Nga áp đảo hỏa lực. Pháo binh Ukraine trên tiền tuyến cho hay tần suất khai hỏa đạn pháo của Nga đang gấp 5 lần họ.
Lính pháo binh Ukraine tuyên bố đang cố gắng bắn chính xác để giải quyết tình trạng này, tuyên bố "có thể hạ gục hoàn toàn mục tiêu bằng một đến ba quả đạn".
Tuy nhiên, một chỉ huy thuộc Lữ đoàn Bộ binh Cơ giới số 57 đang phòng thủ tại Kharkov kêu gọi cung cấp thêm đạn pháo "để cầm chân lực lượng Nga và buộc đối phương chịu tổn thất với mỗi mét đất họ kiểm soát".
Nguyễn Tiến (Theo Sky News, AFP, Reuters)
Ngày 13/11, Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump đã chính thức công bố đề cử cho vị trí Ngoại trưởng cũng như các vị trí khác cho chính quyền sắp tới, đồng thời đang chuẩn bị cho một cuộc cải tổ lớn ở Bộ Quốc phòng.
Lưới phòng không của Anh không chặn được phi cơ bay thấp, giúp biên đội A-4 Argentina ném bom đánh chìm tàu khu trục Coventry trong trận chiến năm 1982.
Ngày 18/7, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un đã tiếp phái đoàn quân sự Nga do Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Alexei Krivoruchko dẫn đầu thăm Bình Nhưỡng.
Một số tòa nhà thuộc sở hữu của thành phố New York có thể phải mở cửa nhà vệ sinh cho công chúng trong giờ hành chính.
Ngày 14/11, theo Lực lượng Phòng vệ New Zealand (NZDF), nước này đã cử thêm khoảng 90 nhân viên quốc phòng và 2 trực thăng quân sự tới Quần đảo Solomon để tăng cường an ninh trước thềm Thế vận hội Thái Bình Dương.
Tân Tổng thống Indonesia Prabowo Subianto tuyên bố ông 'sẽ luôn bảo vệ chủ quyền' của nước này khi được hỏi về vấn đề Biển Đông.
Ngày 28/7, tiếp tục chuyến công du châu Á-Thái Bình Dương, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã đến Nhật Bản để tham dự các cuộc đàm phán an ninh 2+2 và Bộ tứ (Quad).
Vụ va chạm giữa 3 xe buýt chở học sinh trung học, 3 xe tải và một xe sedan chở khách, xảy ra lúc 13h26 ngày 16/6 trên Quốc lộ 44 ở thành phố Hongcheon, cách thủ đô Seoul 100km về phía Đông.
Không quân Ukraine thừa nhận thiếu hụt tên lửa phòng không. sau khi sử dụng lượng lớn để đối phó các đợt tập kích gần đây của Nga.