TPO - Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, Hàn Quốc hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Việt Nam (chỉ sau Trung Quốc và Mỹ) với kim ngạch song phương năm 2023 đạt 76 tỷ USD. Các doanh nghiệp Hàn Quốc đóng góp khoảng 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Trong những năm gần đây, thương mại song phương giữa Việt Nam và Hàn Quốc đã có những bước phát triển vượt bậc. Số liệu từ Tổng cục Hải quan, cho thấy, trong giai đoạn 2020-2023, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hàn Quốc liên tục tăng cao, trung bình đạt trên 76 tỷ USD/năm.
Trong 6 tháng năm nay, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam và Hàn Quốc ước đạt 38,8 tỷ USD, tăng 9,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Hàn Quốc đạt 12,2 tỷ USD, tăng 9,9% và nhập khẩu đạt 26,6 tỷ USD, tăng 9,1%.
Các doanh nghiệp Hàn Quốc đóng góp hơn 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. |
Theo Tổng cục Hải quan, cơ cấu xuất khẩu của hai bên có tính bổ sung rõ nét, và ít có sự cạnh tranh trực tiếp. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng mà các doanh nghiệp Hàn Quốc sản xuất (điện thoại và linh kiện, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, máy móc thiết bị phụ tùng) và các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như nông thủy sản, thực phẩm chế biến, dệt may, giày dép, đồ gỗ.
Ở chiều ngược lại, Hàn Quốc là nguồn cung cấp lớn thứ hai sau Trung Quốc đối với các linh kiện, phụ kiện, máy móc thiết bị, nguyên vật liệu là nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất đặc biệt là các ngành sản xuất phục vụ xuất khẩu của Việt Nam.
Đáng chú ý, hiện các doanh nghiệp Hàn Quốc đóng góp khoảng 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, riêng Samsung đã chiếm khoảng 1/5 giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với con số hàng chục tỷ USD/năm.
Các tập đoàn kinh tế lớn của Hàn Quốc đều đang hoạt động mạnh tại Việt Nam và đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao năng lực sản xuất, xuất khẩu, giúp Việt Nam từng bước tham gia sâu, rộng hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu đặc biệt là trong các lĩnh vực: Điện tử, ô tô, cơ khí, luyện kim, hóa chất, dệt may, da giày… Đặc biệt từ sau khi Samsung và LG đầu tư vào Việt Nam, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ. Hiện ngành này chiếm tỷ trọng gần 20% giá trị toàn ngành công nghiệp.
Có sự tăng trưởng này nhờ vào quan hệ thương mại chặt chẽ giữa hai nước. Hàn Quốc hiện là một trong số ít quốc gia đã tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương với Việt Nam. Hai nước đã cùng tham gia các FTA như: Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA); Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc (VKFTA); Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
Samsung chiếm khoảng 1/5 giá trị kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (ảnh: Tài chính doanh nghiệp). |
Trong hoạt động đầu tư, số liệu từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy, tính đến tháng 4, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất của Việt Nam với tổng vốn đăng ký khoảng 87 tỷ USD và gần 10.000 dự án đầu tư, chiếm 18,25% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký và 25,1% tổng số dự án đầu tư vào Việt Nam.
Việt Nam cũng là đối tác ưu tiên hàng đầu trong viện trợ phát triển chính thức của Hàn Quốc (khoảng 20% tổng viện trợ), nhận hằng năm hơn 500 triệu USD cho những lĩnh vực ưu tiên như hạ tầng giao thông đô thị, y tế, giáo dục - đào tạo, môi trường, năng lượng sạch, công nghệ thông tin...
Về hợp tác lao động, cho đến nay đã có hơn 127.000 lượt người lao động Việt Nam sang làm việc tại Hàn Quốc theo chương trình cấp phép việc làm cho lao động nước ngoài của Hàn Quốc. Cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại Hàn Quốc có hơn 250.000 người. Hàn Quốc cũng có cộng đồng hơn 150 nghìn người tại Việt Nam.
Chiều 27/3, UBND tỉnh Hải Dương đã tổ chức gặp măt, trao Giải báo chí 'Hải Dương khát vọng, phát triển'. Trong đó, Báo Thế giới & Việt Nam vinh dự có tác phẩm đoạt giải khuyến khích.
Nắng nóng, khô hạn đã giúp diêm dân tại tỉnh Bạc Liêu trúng đậm mùa muối. Tuy nhiên, giá muối đang xuống thấp, diêm dân thu hoạch nhiều nhưng không...
Mở rộng nguồn lực cho “Thành phố tự do” Libera Nha Trang, chủ đầu tư KDI Holdings đã ký kết hợp tác chiến lược với Asahi Japan, thương hiệu danh tiếng trong lĩnh vực tư vấn quản lý vận hành dự án bất động sản. Thông qua sự hợp tác giữa hai đơn vị uy tín, đặc quyền dành riêng cho chủ sở hữu các sản phẩm căn hộ biển Flex Home thuộc “Thành phố tự do” được nâng tầm, thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng.
UBND tỉnh Lâm Đồng cho rằng không có cơ sở để xem xét, quyết định phê duyệt điểm đấu nối “bến xe tạm” của Công ty TNHH Thành Bưởi vào quốc lộ 20.
Chiều nay 7-8, Trường Đại học Kinh tế - Luật, Đại học Quốc gia TP.HCM đã tổ chức khánh thành đường nội bộ Công nghệ tài chính.
Mặc trang phục dân tộc chụp hình Tết 'lên ngôi' năm nay, giúp kinh doanh áo dài bùng nổ dịp này.
Giải pháp thực tế nhất đối với Nhà nước là tập trung giải ngân cho những dự án có khả năng tháo gỡ những vướng mắc có tính kỹ thuật.
Hơn 6.000 ha đất trồng lúa vụ hè - thu của Quảng Bình bị bỏ hoang vì nông dân sợ chuột phá hoại, cộng thêm giá cả vật tư nông nghiệp tăng cao.
Trong đó, với vai trò Tổng thầu EPC, Lilama đã và đang thực hiện nhiều công trình như: Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng (300MW), Nhà máy Điện khí chu trình hỗn hợp Cà Mau 12 (1.500MW), Nhơn Trạch 1 (450MW), Nhơn Trạch 2 (750MW), Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1(1.200MW), Nhà máy Xi măng Sông Thao (2.500 tấn clinker/ngày), Nhà máy Nhiệt đi...