Ngày 18-4, bà Nguyễn Lan Thương (huyện Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết gia đình bà vừa bán khoảng 500kg sầu riêng với giá 3.000 đồng/kg.
"Nếu không phải bán tháo, chỉ vài tuần nữa sẽ bán được giá gấp 30 - 40 lần", bà Thương tiếc rẻ nói.
Theo bà Thương, do vài ngày qua liên tiếp xuất hiện mưa lớn kèm gió lốc nên sầu riêng bị rụng rất nhiều.
Trong đó vườn sầu riêng khoảng 3 công sắp cho thu hoạch của gia đình bà là một trong rất nhiều vườn bị thiệt hại. Có những cây sầu riêng bị gió mạnh quật bật gốc.
Do sầu riêng bị thiệt hại chưa đến tuổi thu hoạch nên hầu hết người dân phải bỏ, còn những trái sầu riêng đã có múi thì bán cho thương lái với giá rẻ mạt, chỉ khoảng 3.000 đồng/kg. Không chỉ sầu riêng, người trồng mít tại tỉnh Tiền Giang trong những ngày qua cũng chịu thiệt hại rất lớn do dông lốc.
Cùng ngày Chánh căn phòng Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Đức Thịnh đã kiểm tra thực tế một số địa bàn bị thiệt hại do dông lốc những ngày qua.
Theo thống kê, dông, lốc đã gây thiệt hại 86 căn nhà, ngã đổ khoảng 8.000 cây ăn trái (trong đó chủ yếu là mít và sầu riêng). Thiệt hại nặng nề nhất là có khoảng 59 tấn sầu riêng bị rụng. Ước thiệt hại ban đầu khoảng 7,337 tỉ đồng.
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các địa phương triển khai các biện pháp, lực lượng hỗ trợ người dân khắc phục nhà bị tốc mái do mưa dông gây ra và lập hồ sơ hỗ trợ thiệt hại theo quy định.
Ông Nguyễn Văn Mẫn - phó Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tiền Giang - cho biết thêm theo nhận định của Đài Khí tượng thủy văn Tiền Giang, từ nay đến cuối tháng 4 và tháng 5-2023 sẽ có mưa chuyển mùa, là thời kỳ chuyển từ gió mùa Đông Bắc qua gió mùa Tây Nam.
Thời kỳ này thường xảy ra các nhiễu động thời tiết. Các nhiễu động này thường xuyên gây ra các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như sấm sét, mưa dông kèm lốc, mưa đá, gió giật mạnh…
Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Tiền Giang đã đề nghị các đơn vị liên quan hướng dẫn người dân chằng chống nhà cửa, cây trái để bảo vệ tài sản.
UBND TP Hà Nội vừa có quyết định về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch Khu nhà ở phục vụ dự án giải phóng mặt bằng và khu đất để đấu giá quyền sử dụng đất tại quận Long Biên, trong đó bổ sung 01 tầng hầm (từ 2 tầng hầm lên 3 tầng hầm).
Nhiều dự án nghìn tỉ nằm dọc cung đường ven biển Cửa Đại, Hội An, Quảng Nam chỉ xây dựng vài hạng mục rồi bỏ hoang lâu năm, do vướng thủ tục đất đai, gây tình trạng lãng phí tài nguyên ở khu đất vàng.
Hai giờ chiều hôm ấy, Lan bỏ dở cuộc làm việc với tôi, lật đật chạy về nhà “canh điện, nước”.
Huyện Chương Mỹ, Ba Vì (Hà Nội) đang lên kế hoạch tổ chức đấu giá 34 thửa đất trong tháng 6.2024.
Quận 1 là quận trung tâm của TP Hồ Chí Minh, trong đó có công viên bến Bạch Đằng - địa điểm thu hút đông đảo người dân và du...
Từ ngày 1.8, TP Cao Bằng cùng loạt đô thị vùng biên nằm trong danh sách 105 thành phố, thị xã không được phân lô bán nền .
Vướng mắc trong xuất khẩu tôm hùm bông vào Trung Quốc là vấn đề bảo vệ động vật quý hiếm, nguy cấp và các thủ tục chứng minh.
Dự án đường sắt Yên Viên - Cái Lân bị ngưng trệ gần 20 năm khiến gần 3.000 hộ dân ở TP. Hạ Long, TP. Uông Bí và thị xã Đông Triều (Quảng Ninh) mòn mỏi đợi chờ. Mới đây, UBND tỉnh Quảng Ninh gửi văn bản kiến nghị đến Bộ Giao thông vận tải xem xét thu hồi chủ trương đầu tư nếu chưa được sớm khởi động lại.
Liên quan khu vực rừng tự nhiên trên địa bàn xã Canh Nậu (huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang) do Công ty Trường Lộc quản lý, liên tục bị tàn phá (Khoa học Đời sống số 22 ngày 1/6 đã phản ánh), làm việc với phóng viên, đại diện UBND huyện Yên Thế cho rằng, trách nhiệm chính thuộc về Công ty Trường Lộc. Tuy nhiên, công ty này không đồng tình với kết luận nêu trên. Kiến ThứcNhiều diện tích rừng tự nhiên do Công ty Trường Lộc...