Nhiều dự án nghìn tỉ nằm dọc cung đường ven biển Cửa Đại, Hội An, Quảng Nam chỉ xây dựng vài hạng mục rồi bỏ hoang lâu năm, do vướng thủ tục đất đai, gây tình trạng lãng phí tài nguyên ở khu đất vàng.
Loạt dự án du lịch chết yểu
Tọa lạc tại vị trí "đất vàng" bãi tắm An Bàng, TP Hội An - top 10 bãi biển đẹp nhất châu Á, dự án khu nghỉ dưỡng Hội An Golden Sea (phường Cẩm An, TP Hội An) có diện tích khoảng 6,9ha, tổng mức đầu tư hơn 2.150 tỉ đồng, do công ty CP Đầu tư Năm Sao làm chủ đầu tư.
Dự án gồm tổ hợp căn hộ khách sạn và biệt thự cao cấp, tiêu chuẩn 7 sao với khoảng 800 căn hộ, được cấp chứng nhận đầu tư lần đầu vào năm 2014, khởi công năm 2015 và dự kiến đưa vào hoạt động vào tháng 9.2017. Nhưng sau 4 lần điều chỉnh tiến độ, đến nay vẫn dang dở. Hiện trạng các tòa nhà loang lổ, nhếch nhác, đìu hiu, hoang phế.
Cách đó không xa là dự án Khu du lịch biển Lê Phan được cấp 43.000m2 đất tại phường Cẩm An, do Công ty CP Lê Phan Resort làm chủ đầu tư. Trải qua hơn 15 năm, dự án này chỉ là bãi đất trống, cỏ mọc um tùm, không có rào chắn gây mất mỹ quan.
Tương tự, dù nằm ở vị trí “đất vàng” trên tuyến đường Lạc Long Quân, sát bờ biển Hà My (phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn), dự án Khu du lịch Trung Kỳ - Viêm Đông, do Công ty CP Kinh doanh Quản lý Bất động sản Trung Kỳ Viêm Đông làm chủ đầu tư cũng “đứng bánh” gần 10 năm nay.
Bên trong dự án đã được cấp chủ trương từ năm 2014 này chỉ mới xây dở phần khung 2 block nhà, cỏ cây mọc um tùm, trụ cột bê tông trơ sắt hoen gỉ. Không có lấy một công nhân hay phương tiện máy móc nào triển khai xây dựng.
Chấm dứt tình trạng dự án treo, quy hoạch treo
Theo chủ đầu tư dự án Hoi An Golden Sea, nguyên nhân dự án phải ngừng thi công hơn 3 năm nay là do chưa được cấp giấy phép xây dựng. Vấn đề xuất phát từ cơ chế, chính sách, luật pháp liên quan đến kinh doanh bất động sản còn bất cập.
Trong khi đó, đại diện Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Quảng Nam thông tin, dự án Khu du lịch Trung Kỳ - Viêm Đông gặp vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng và hạ tầng khu bãi tắm Viêm Đông chưa được đầu tư, nên ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án.
Riêng dự án Khu du lịch sinh thái Lê Phan được cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư năm 2005, nhưng nhà đầu tư không thực hiện đúng cam kết về tiến độ thực hiện dự án và không thực hiện những quy định tại giấy chứng nhận ưu đãi, nên ngành chức năng đã thu hồi giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư từ năm 2016.
Nguyên nhân khách quan là do sau dịch COVID-19, ngành du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng chưa thể phục hồi, khó khăn do giải phóng mặt bằng, điều chỉnh quy hoạch… Bên cạnh đó, có nguyên nhân chủ quan do nhà đầu tư chậm triển khai, khó khăn về tài chính, huy động vốn - đại diện Sở KH&ĐT Quảng Nam cho hay.
Mới đây, lãnh đạo Quảng Nam đã trực tiếp kiểm tra hiện trạng các dự án chậm tiến độ, làm rõ các tồn tại, vướng mắc, khó khăn liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư; rà soát, đề xuất bãi bỏ các quy định, thủ tục không cần thiết tạo rào cản cho doanh nghiệp và nhà đầu tư.
“Nếu do nguyên nhân khách quan thì có thể gia hạn tiến độ, cùng doanh nghiệp gỡ vướng. Còn dự án nào chậm tiến độ do nguyên nhân chủ quan thì xử lý theo quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai và pháp luật có liên quan, không để tình trạng dự án treo, quy hoạch treo kéo dài” – Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Nam Lê Văn Dũng nhấn mạnh.
Từ ngày 6-8/10, sự kiện 'Sóng Festival - Ngày Thẻ Việt Nam 2023' mới chính thức diễn ra. Tuy nhiên công tác chuẩn bị cho nơi tổ chức sự kiện đang được Ban tổ chức khẩn trương chuẩn bị để sẵn sáng đón chào các bạn trẻ tới Sân vận đồng trường Đại học Sư Phạm Hà Nội.
Sau khi có quyết định phê duyệt khu vực phát triển đô thị dọc đường Vành đai 4 TPHCM, tỉnh Bình Dương quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư một khu đô thị hơn 13.000 tỷ đồng. Ngoài dự án này còn có tới 9 dự án khu đô thị khác sẽ được địa phương triển khai.
Ông Nguyễn Sỹ Diệu - phó chủ tịch thành phố Vinh - khẳng định chậm nhất đầu năm 2024 sẽ hoàn thành giải phóng mặt bằng đường Nguyễn Sỹ Sách kéo dài để nhà thầu thi công nốt đoạn còn lại và thông tuyến trong quý 1-2024.
Video: Quá trình khai thác ong mật trên cây cổ thụ ở Điện Biên. Một cây đa cổ thụ ở bản Huổi Lướng, xã Nặm Lịch, huyện Mường Ảng (Điện Biên) khiến ai cũng ngạc nhiên khi có hàng trăm tổ ong mật và cho sản lượng hàng tấn mật mỗi vụ. Người ta ví cây đa này như “cây ong mật' bởi khắp thân, cành cây dày đặc những tổ ong khoái quan với hàng tấn mật ong rừng thơm ngon thượng hạng. Anh Trịnh Hoài Nam, người phụ trách khai thác mật ong vụ này tại “cây...
Khu công nghiệp Hòa Ninh (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng ) nằm trên địa bàn thôn Trung Nghĩa, thôn Hòa Trung, thôn Một... của xã Hòa Ninh. Tuy nhiên...
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Trong bài viết mới đây trên Aljazeer, tác giả Maximilian Hess (*) nhận định, nếu tổng thống Mỹ tiếp theo quyết định tiến hành một cuộc chiến kinh tế trên hai mặt trận, với cả Nga và Trung Quốc, điều này sẽ đẩy Bắc Kinh tiến gần hơn nữa tới lập trường của Moscow.
Giai đoạn 2023-2025, tỉnh Bình Định sẽ tập trung hỗ trợ phát triển các làng nghề như làng nghề rượu Bàu Đá thôn Cù Lâm, làng nghề bánh tráng, bún phường Tam Quan Nam, làng nghề nón ngựa Phú Gia.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa phê duyệt phương thức vận hành hệ thống điện quốc gia tháng 8/2023 và các tháng cuối năm, theo đề xuất của Trung tâm Điều độ hệ thống điện quốc gia (A0). EVN dự báo, tháng 8/2023, sản lượng tiêu thụ điện bình quân toàn hệ thống ở mức 825,8 triệu kWh/ngày, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm 2022. Tuy nhiên, do chủ động về các nguồn cung, trong đó lượng nước về hồ thủy điện ngày một tăng nên tỷ lệ huy động từ thủy...