Các nhà nghiên cứu phát hiện người Ai Cập đã thực hiện những ca phẫu thuật đòi hỏi kỹ thuật cao để điều trị ung thư não từ hơn 4.000 năm trước.
Theo ScienceAlert ngày 29-5, nhóm nghiên cứu từ ĐH Santiago de Compostela (Tây Ban Nha) đã quan sát hai hộp sọ của người Ai Cập cổ đại hiện được lưu giữ trong bộ sưu tập Duckworth của ĐH Cambridge (Anh).
Sau khi phân tích cẩn thận bằng kính hiển vi và chụp CT, họ phát hiện cả hai hộp sọ đều có dấu hiệu bị ung thư và dấu vết của những nỗ lực cứu chữa họ bằng phẫu thuật.
Một trong hai hộp sọ thuộc về một người đàn ông trong độ tuổi 30, sống vào khoảng thời gian giữa năm 2687 và năm 2345 trước Công nguyên. Hộp sọ này có một tổn thương lớn phù hợp với sự phá hủy mô do sự phát triển của ung thư gây ra, cũng như hàng chục tổn thương di căn nhỏ hơn nhưng lan khắp hộp sọ.
Nhóm nghiên cứu phát hiện những vết cắt có thể được tạo ra bằng dụng cụ kim loại sắc nhọn quanh các vết thương nhỏ hơn này. Những vết cắt có rất ít hoặc không có dấu hiệu lành lại, cho thấy phẫu thuật diễn ra vào lúc người đàn ông chết. Đây có thể là biện pháp cuối cùng để chữa bệnh ung thư cho anh ta.
"Phát hiện này cho thấy các bác sĩ Ai Cập cổ đại nỗ lực để điều trị hoặc khám phá bệnh ung thư hơn 4.000 năm trước. Đây là một góc nhìn mới lạ trong sự hiểu biết của chúng ta về lịch sử y học", nhà cổ sinh vật học Edgard Camaros, tác giả nghiên cứu, cho biết.
"Có vẻ người Ai Cập cổ đại đã thực hiện một số can thiệp phẫu thuật liên quan đến sự hiện diện của các tế bào ung thư, chứng minh rằng y học Ai Cập cổ đại cũng tiến hành các biện pháp điều trị thử nghiệm hoặc khám phá y khoa về ung thư", giáo sư Albert Isidro, đồng tác giả nghiên cứu, nói.
Hộp sọ thứ hai thuộc về một phụ nữ hơn 50 tuổi, chết vào giữa năm 663 và 343 trước Công nguyên. Hộp sọ cho thấy một tổn thương lớn trên đỉnh hộp sọ, phù hợp với bệnh u xương ác tính hoặc u màng não. Tuy nhiên, những vết thương khác trên hộp sọ, do lực mạnh gây ra, lại được chữa trị tốt.
Nhóm nghiên cứu không biết liệu người phụ nữ này có tham gia bất kỳ hoạt động chiến đấu nào hay không vì những vết thương do lực mạnh gây ra thường chỉ thấy ở nam giới.
Theo nhóm nghiên cứu, dù không thể xác định rõ ràng nguyên nhân tử vong của hai bệnh nhân trên nhưng vì "tình trạng ác tính của họ đang ở giai đoạn cuối" nên khả năng khá cao là cả hai đều không qua khỏi vì ung thư.
Điều này cho thấy dù đã nỗ lực điều trị nhưng người Ai Cập cổ đại vẫn gặp khó với bệnh ung thư và căn bệnh này cũng là một thách thức đáng kể ngay cả cho đến ngày nay.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Frontiers In Medicine.
Ngày 18-6, Nhật Bản cho biết số ca mắc hội chứng sốc nhiễm độc do liên cầu khuẩn (STSS - còn gọi là vi khuẩn ăn thịt người) ở nước này đã vượt qua 1.000 ca chỉ trong 6 tháng đầu năm 2024.
Nhiều bệnh viện có nhà vệ sinh không thua kém ở khách sạn, nhưng cũng có những nơi nhà vệ sinh là nỗi ám ảnh của bệnh nhân.
Tóm tắt Một phản ứng bất lợi qua trung gian miễn dịch với một loại thuốc. Các triệu chứng có thể thay đổi từ người này sang người khác, thường được chú ý bao gồm ngứa, nổi bật và thở khò khè. Triệu chứng Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng mới, nghiêm trọng hoặc dai dẳng, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các triệu chứng dị ...
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM tổ chức buổi truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản tuổi vị thành niên cho hơn 1.800 học sinh.
Những năm gần đây, một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, Singapore, vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) phải chứng kiến tỉ lệ sinh suy giảm nghiêm trọng.
Ngày 13.7, tin từ Trung tâm Y tế huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông ) cho biết, đơn vị đang điều trị vết thương bị nhiễm trùng nặng cho bệnh...
Mỗi ngày, một bác sĩ tại khoa dịch kính võng mạc Bệnh viện Mắt TP.HCM đã khám đến 3 - 5 ca bị đột quỵ mắt…
Tóm tắt Một bệnh về đường hô hấp do nhiễm virus corona gây ra cúm như các triệu chứng. Triệu chứng Nếu bạn đang gặp phải các triệu chứng mới, nghiêm trọng hoặc dai dẳng, hãy liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Các triệu chứng tương tự như cúm. Các triệu chứng là sốt Ớn lạnh và run rẩy Ho khan Khó thở Đau cơ tiêu chảy Buồn nôn Nôn mử...
Chiều 3-7, Bộ Y tế tổ chức lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm ông Nguyễn Tri Thức, giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, giữ chức thứ trưởng Bộ Y tế.