Đây là chuyến đi thứ 11 của Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới khu vực Trung Đông kể từ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra vào tháng 10 năm ngoái.
Ngày 22-10, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đến Israel, điểm dừng chân đầu tiên của ông trong chuyến công du Trung Đông nhằm khôi phục các cuộc đàm phán ngừng bắn ở Dải Gaza và thảo luận về tương lai của dải đất này sau cái chết của thủ lĩnh Hamas Yahya Sinwar.
Mặc dù Mỹ thấy được cơ hội mới sau khi Israel tiêu diệt thủ lĩnh Hamas, nhưng Hãng tin Reuters nhận định sẽ khó đạt được bất kỳ bước đột phá nào trong vấn đề trên trước ngày bầu cử tổng thống Mỹ 5-11.
Đây là chuyến đi thứ 11 của ông Blinken tới khu vực Trung Đông kể từ khi xung đột Israel - Hamas nổ ra vào ngày 7-10-2023.
Chuyến công du diễn ra trong bối cảnh quân đội Israel tăng cường cuộc tấn công vào phong trào Hamas tại Gaza cũng như nhằm vào nhóm vũ trang Hezbollah ở Lebanon.
Ngoài ra, giới quan sát lo ngại Israel đang chuẩn bị tấn công trả đũa Iran sau cuộc tấn công tên lửa hôm 1-10 của Tehran. Việc trả đũa có thể làm gián đoạn thị trường dầu mỏ và có nguy cơ châm ngòi cho một cuộc chiến tranh toàn diện giữa hai kẻ thù không đội trời chung này.
Trong chuyến đi kéo dài một tuần, ông Blinken cũng sẽ ghé tại Jordan và Qatar. Theo lời một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ, về Dải Gaza, ông Blinken sẽ tập trung thảo luận về cách chấm dứt chiến tranh, kế hoạch cho dải đất này sau khi giao tranh kết thúc, và cách cải thiện vấn đề viện trợ nhân đạo.
Tuần trước, ông Blinken và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã viết thư cho các quan chức Israel, yêu cầu các biện pháp cụ thể để giải quyết tình hình ngày càng tồi tệ ở Dải Gaza, nếu không sẽ phải đối mặt với các lệnh hạn chế về viện trợ quân sự của Mỹ.
Quan chức này tiết lộ thêm rằng trong các cuộc gặp với giới chức Israel và các nước Ả Rập, Ngoại trưởng Blinken sẽ đi sâu vào các vấn đề hậu xung đột như an ninh, quản lý và tái thiết. Việc có kế hoạch chi tiết cho từng vấn đề này được coi là điều kiện tiên quyết để đạt được bất kỳ giải pháp lâu dài nào cho cuộc xung đột.
Ngoại trưởng Mỹ cũng sẽ thảo luận với phía Israel và các nước khác về cách đạt được giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột với Hezbollah, và sẽ tiếp tục cuộc đối thoại của Washington với Israel về phản ứng dự kiến của họ đối với cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran.
Tổng thống Latvia, Ngoại trưởng Đức, Ba Lan phản ứng gay gắt sau khi Giáo hoàng Francis kêu gọi Ukraine 'có dũng khí giương cờ trắng' để đàm phán với Nga.
Vào lúc 8h00 ngày 15/3 (giờ địa phương, 3h00 cùng ngày theo giờ Hà Nội), các điểm bỏ phiếu đầu tiên tại Vùng Kamchatka của nước Nga đã mở cửa để người dân đến bỏ phiếu trong cuộc bầu cử tổng thống lần thứ 8.
Chiều 10-9 (giờ Việt Nam), nghi phạm này đã bị phát hiện và bắt giữ khẩn cấp trong một casino tại Đà Nẵng.
Kể từ khi Israel tăng cường các chiến dịch nhằm vào Hezbollah, lực lượng Houthi ở Yemen thể hiện vai trò lớn hơn trong tình hình xung đột phức tạp đang diễn ra ở Trung Đông.
Ngoại trưởng Ba Lan thúc giục Chủ tịch Hạ viện Mỹ cho phép bỏ phiếu duyệt viện trợ Ukraine, nếu không ông sẽ chịu trách nhiệm khi Kiev thua cuộc.
Cựu tổng thống Trump khoe rằng ông sẽ nhanh chóng giúp trả tự do cho phóng viên Mỹ Gershkovich bị Nga bắt nếu tái đắc cử vào tháng 11 tới.
Ngày 24/8, tân Ngoại trưởng Iran Seyyed Abbas Araghchi đã điện đàm với người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Hakan Fidan để thảo luận về quan hệ song phương và tình hình khu vực.
Theo nguồn tin từ cổng thông tin Axios (Mỹ), cuộc không kích của Israel vào Iran ngày 26/10 đã khiến chương trình tên lửa đạn đạo của Tehran bị tê liệt nghiêm trọng.
Ngày 18/4, Thông tấn xã Campuchia (AKP) đưa tin, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị sẽ thăm chính thức quốc gia Đông Nam Á này từ ngày 21-23/4.