Đường biên giới hoà bình trên đất liền

10:50 10/08/2024

Việc ký kết Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa năm 1999 và ba văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền năm 2009 đáp ứng được mong mỏi của nhân dân hai nước, mở ra một trang mới trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Triền ký Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa hai nước tại Hà Nội, ngày 30/12/1999. (Nguồn: TTXVN)
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm và Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Đường Gia Triền ký Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa hai nước tại Hà Nội, ngày 30/12/1999. (Nguồn: TTXVN)

Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là thiêng liêng đối với mỗi quốc gia, dân tộc. Việc xác lập, quản lý, bảo vệ biên giới, lãnh thổ là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử phát triển của Việt Nam, cha ông ta đã kiên cường, bền bỉ, khôn khéo bảo vệ nền độc lập và bờ cõi quốc gia, xây đắp giang sơn gấm vóc ngày nay.

Hiệp ước nền tảng

Đường biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc dài 1.449,566 km, trong đó có 383,914km đường biên giới đi theo sông suối, tiếp giáp giữa bảy tỉnh Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam với tỉnh Vân Nam và khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây của Trung Quốc.

Biên giới trên bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc được hình thành qua quá trình lịch sử và tồn tại tương đối ổn định kể từ thế kỷ thứ X. Trong thời kỳ thực dân, chính phủ Pháp và triều đình Mãn Thanh Trung Quốc đã ký các Công ước ngày 26/6/1887 và công ước bổ sung ngày 20/6/1895 - đây là các văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên xác định biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc.

Ngay sau khi giành độc lập, hai bên quan tâm giải quyết các vấn đề biên giới và tiến hành một số cuộc đàm phán nhưng chưa đạt kết quả. Sau khi bình thường hoá quan hệ vào năm 1991, đàm phán được nối lại. Ngày 30/12/1999, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm (thay mặt Chính phủ Việt Nam) và Ngoại trưởng Trung Quốc Đường Gia Triền (thay mặt Chính phủ Trung Quốc) ký “Hiệp ước biên giới trên đất liền giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa” (sau đây gọi tắt là Hiệp ước), tạo dấu mốc lịch sử trong quan hệ hai quốc gia.

Hiệp ước gồm phần Mở đầu và tám Điều khoản. Trong phần Mở đầu, hai Bên khẳng định mục tiêu của việc ký kết Hiệp ước là xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định và bền vững giữa hai nước trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, không xâm phạm lẫn nhau, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng cùng có lợi, cùng tồn tại hòa bình.

Điều I của Hiệp ước quy định các cơ sở, căn cứ giải quyết và xác định đường biên giới trên đất liền, các nguyên tắc pháp luật quốc tế được công nhận và các thỏa thuận giữa hai Bên trong quá trình đàm phán. Điều II là điều khoản trọng tâm và dài nhất của Hiệp ước, mô tả cụ thể hướng đi của đường biên giới đất liền trên toàn tuyến giữa hai nước và được thể hiện trên bộ bản đồ. Điều III, hai Bên thỏa thuận cùng với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào xác định vị trí chính xác điểm gặp nhau ở biên giới của ba nước.

Điều IV quy định nguyên tắc phân định vùng trời và lòng đất giữa hai nước là căn cứ vào mặt thẳng đứng đi theo đường biên giới trên đất liền. Đây là nguyên tắc được áp dụng rộng rãi trong thực tiễn quốc tế. Điều V quy định hai nguyên tắc xác định đường biên giới theo các sông, suối: đối với sông, suối mà tàu thuyền không đi lại được, xác định theo trung tuyến dòng chảy hoặc dòng chảy chính. Điều VI quy định việc thành lập Ủy ban liên hợp phân giới và cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam-Trung Quốc. Điều VII quy định sau khi Nghị định thư phân giới, cắm mốc có hiệu lực, hai bên ký Hiệp định về quy chế quản lý biên giới thay thế Hiệp định tạm thời về việc giải quyết các công việc trên vùng biên giới ký ngày 7/11/1991. Điều VIII là điều khoản cuối cùng quy định thể thức điều ước và thời điểm có hiệu lực của Hiệp ước.

Các văn kiện thực hiện

Theo thông lệ quốc tế, các quốc gia có chung biên giới, sau khi đã kết thúc giai đoạn hoạch định biên giới và phân giới cắm mốc quốc giới, sẽ tiến hành đàm phán ký kết các thỏa thuận về quản lý biên giới, mốc quốc giới, cũng như các thỏa thuận hợp tác khai thác, phát triển các nguồn tài nguyên xuyên biên giới, hợp tác quản lý và sử dụng các cửa khẩu biên giới. Giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng đã trải qua các quy trình pháp lý này.

Trên cơ sở Hiệp ước, trong giai đoạn từ năm 2001 - 2008, hai Bên triển khai công tác phân giới cắm mốc trên thực địa. Với nhiều khó khăn, gian khổ, ngày 31/12/2008, hai Trưởng Đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ đã ra tuyên bố về hoàn thành công tác phân giới, cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc theo đúng thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao hai nước.

Kết quả hai Bên đã phân giới toàn tuyến biên giới dài 1.449,566 km, cắm 1971 cột mốc, bao gồm một cột mốc ngã ba biên giới Việt - Trung - Lào, 1548 cột mốc chính và 442 cột mốc phụ. Hệ thống mốc giới này được đánh dấu, ghi nhận và mô tả phù hợp với địa hình thực tế, bảo đảm khách quan, khoa học, rõ ràng, ổn định và bền vững lâu dài.

Ngày 18/11/2009, tại Bắc Kinh, được sự ủy quyền của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Hồ Xuân Sơn, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ phía Việt Nam cùng Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vũ Đại Vỹ, Trưởng đoàn đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ phía Trung Quốc ký kết ba văn kiện biên giới gồm: Nghị định thư phân giới cắm mốc biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa; Hiệp định về quy chế quản lý biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc giữa Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa và Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc giữa Chính phủ nước Cộng CHXHCN Việt Nam và Chính phủ nước CHND Trung Hoa.

Ngày 14/7/2010, tại cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang, Việt Nam) - Thiên Bảo (Vân Nam, Trung Quốc), đại diện Chính phủ hai nước đã trao Công hàm thông báo ba văn kiện có hiệu lực và chính thức tuyên bố quản lý biên giới theo đường biên giới mới. Sau khi ký kết, hai Bên đã tiến hành đàm phán “Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Đức Thiên)” và “Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân”. Ngày 5/11/2015, hai nước đã ký hai Hiệp định này trong chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình sang Việt Nam. Ngày 16/6/2016, hai Hiệp định này chính thức có hiệu lực.

Nghị định thư phân giới cắm mốc có giá trị vĩnh viễn, Hiệp định về quy chế quản lý biên giới, Hiệp định về cửa khẩu và quy chế quản lý cửa khẩu biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc có giá trị trong thời gian 10 năm, nếu sáu tháng trước khi Hiệp định hết hạn, không Bên nào thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hiệu lực của Hiệp định cho phía Bên kia thì Hiệp định sẽ tự động kéo dài thêm 10 năm và cứ tiếp tục như vậy.

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc tại cột mốc biên giới số 1116 (phía Việt Nam) trong lễ chào mừng hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, tại cửa kh
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm và Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc Đới Bỉnh Quốc tại cột mốc biên giới số 1116 (phía Việt Nam) trong lễ chào mừng hoàn thành công tác phân giới cắm mốc biên giới đất liền Việt Nam - Trung Quốc, tại cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn), ngày 23/2/2009. (Nguồn: TTXVN)

Ý nghĩa lịch sử

Ngày 2/8, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp cùng các bộ, ngành và địa phương liên quan tổ chức Hội nghị tổng kết 25 năm ký Hiệp ước biên giới và 15 năm ký ba văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung Quốc. Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn khẳng định, “việc ký kết Hiệp ước biên giới, hoàn thành công tác phân giới cắm mốc và ký kết ba văn kiện pháp lý về biên giới có ý nghĩa lịch sử to lớn, mở ra một trang mới trong quan hệ hai nước, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lịch sử xây dựng đường biên giới Việt Nam và Trung Quốc, góp phần tạo dựng và duy trì môi trường hòa bình, ổn định trong khu vực và trên thế giới…”.

Việc ký kết Hiệp ước và các văn kiện pháp lý biên giới trên đất liền cùng với hoàn thành giải quyết vấn đề biên giới trên đất liền giữa Việt Nam - Trung Quốc là thành tựu được xây đắp bằng quyết tâm chính trị, bằng trí tuệ, máu, nước mắt của biết bao thế hệ người Việt Nam và Trung Quốc, đặc biệt là trong thời đại mới dưới sự lãnh đạo của hai Đảng Cộng sản.

Những thành tựu lịch sử này đã đặt nền tảng pháp lý, chính trị để hai nước duy trì môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh, quốc phòng... đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước, góp phần vào sự nghiệp gìn giữ hòa bình, hợp tác phát triển của khu vực và quốc tế.

string(23) "Can't connect to redis!"
Có thể bạn quan tâm
Tin tức thế giới 30-10: Mỹ xác nhận lính Triều Tiên ở Kursk; Ông Trump bám sát bà Harris

Tin tức thế giới 30-10: Mỹ xác nhận lính Triều Tiên ở Kursk; Ông Trump bám sát bà Harris

07:00 30/10/2024

Ukraine dự kiến huy động thêm 160.000 binh sĩ do Nga đang thắng thế; EU áp thuế bổ sung đối với ô tô điện nhập khẩu của Trung Quốc.

Xả súng vào xe tuần tra cảnh sát ở Mexico, 8 binh sĩ thiệt mạng

Xả súng vào xe tuần tra cảnh sát ở Mexico, 8 binh sĩ thiệt mạng

15:50 27/08/2024

Các nhà chức trách Mexico hôm 26/8 cho biết một nhóm tay súng chưa rõ danh tính đã xả súng vào xe tuần tra cảnh sát khiến 8 binh sĩ thiệt mạng.

Những vũ khí Hamas cản bước quân đội Israel ở Gaza

Những vũ khí Hamas cản bước quân đội Israel ở Gaza

04:40 20/11/2023

Hamas trong những năm qua không ngừng nâng cấp kho vũ khí, đặc biệt các hệ thống chống tăng, cản bước lực lượng Israel tác chiến ở Gaza.

Thực trạng nhân đạo báo động ở Sudan, Liên hợp quốc lên tiếng kêu gọi hỗ trợ quốc tế

Thực trạng nhân đạo báo động ở Sudan, Liên hợp quốc lên tiếng kêu gọi hỗ trợ quốc tế

07:20 06/08/2023

Liên hợp quốc đã kêu gọi tài trợ để hỗ trợ cuộc sống của trẻ em và thanh thiếu niên ở Sudan - chiếm 70% dân số vốn đang bị xung đột đe dọa nghiêm trọng.

Hộ vệ hạm Nga diễn tập chống ngầm gần bờ biển Anh

Hộ vệ hạm Nga diễn tập chống ngầm gần bờ biển Anh

12:45 13/11/2024

Hộ vệ hạm mang tên lửa siêu vượt âm Nga diễn tập phòng không, chống ngầm khi đi qua eo biển Manche, buộc hải quân Anh cử chiến hạm giám sát.

Thủ đô Ấn Độ ngạt thở vì cháy núi rác

Thủ đô Ấn Độ ngạt thở vì cháy núi rác

11:50 24/04/2024

Làn khói dày đặc và cay mắt bốc lên từ đám cháy ở bãi rác Ghazipur, đem theo hơi nóng và khí thải độc hại hun đốt thủ đô New Delhi.

Vụ nổ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Báo Đức nói Nga không thực hiện chiến dịch ‘cờ giả’, xuất hiện tình tiết liên quan biệt kích Ukraine

Vụ nổ đường ống Dòng chảy phương Bắc: Báo Đức nói Nga không thực hiện chiến dịch ‘cờ giả’, xuất hiện tình tiết liên quan biệt kích Ukraine

07:10 26/08/2023

Các nhà điều tra và tình báo viên nghi ngờ rằng, một lính biệt kích Ukraine chịu trách nhiệm thực hiện vụ nổ đường ống Dòng chảy phương Bắc hồi năm ngoái.

Israel tấn công Iran: Thông tin 'một trời một vực' về thiệt hại, đề cập ‘trái tim’ của kho vũ khí tên lửa Tehran

Israel tấn công Iran: Thông tin 'một trời một vực' về thiệt hại, đề cập ‘trái tim’ của kho vũ khí tên lửa Tehran

13:45 27/10/2024

Ngày 27/10, theo cổng thông tin Axios (Mỹ), cuộc không kích của Israel vào Iran đêm 26/10 đã khiến chương trình tên lửa đạn đạo của Tehran bị tê liệt nghiêm trọng.

Vùng nhân đạo ở Gaza trúng tên lửa Israel, ít nhất 40 người chết

Vùng nhân đạo ở Gaza trúng tên lửa Israel, ít nhất 40 người chết

11:40 10/09/2024

Giới chức Gaza nói Israel tập kích vùng nhân đạo Al-Mawasi khiến 40 người chết và 60 người bị thương, Tel Aviv tuyên bố nhắm vào thành viên Hamas.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới