Giao tranh tại Nargony-Karabakh, khu vực tranh chấp giữa Azerbaijan và Armenia, lại bùng phát. Các cuộc tấn công bằng tên lửa và pháo binh diễn ra dọc theo toàn bộ đường giới tuyến của khu vực này.
Chiến dịch quân sự “chống khủng bố” của Azerbaijan đang làm nóng tình hình khu vực Nagorno-Karabakh. (Nguồn: Turkiye) |
Chiến dịch quân sự “chống khủng bố” của Azerbaijan đang làm nóng tình hình khu vực Nagorno-Karabakh. (Nguồn: Turkiye) |
Đụng độ bùng phát được cho là xuất phát từ tranh chấp xung quanh mỏ vàng và bạc với trữ lượng lên tới 120 tấn nằm vắt qua biên giới hai nước thuộc vùng núi Kavkaz này. Tuy nhiên, đây chỉ là cái cớ, còn mầm mống xung đột thì đã tồn tại từ lâu.
Nargony-Karabakh thuộc Azerbaijan nhưng lại có đa số người Armenia sinh sống. Sau khi Liên Xô tan rã, vùng đất này muốn đòi độc lập để gắn với Armenia. Hệ quả là, xung đột nổ ra giữa Armenia và Azerbaijan.
Lúc đầu, Armenia chiếm ưu thế. Tuy nhiên, tình thế đảo chiều sau khi Azerbaijan mở cuộc tấn công toàn diện Nargony-Karabakh vào tháng 9/2020. Dù xung đột kết thúc với hiệp định đình chiến được ký dưới sự bảo trợ của Nga là nước có quan hệ chặt chẽ với Armenia, nhưng Armenia đã bị mất một phần lãnh thổ Nagorny-Karabakh.
Việc Nga vướng bận với xung đột ở Ukraine, lực lượng vũ trang Armenia thì chịu tổn thất nặng nề trong cuộc xung đột năm 2020 và chưa thể tái thiết vì kinh tế khó khăn là cơ hội để Azerbaijan tìm cách giành thêm lợi thế. Nếu để mất thêm các vùng đất thuộc Nagorny-Karabakh, Armenia sẽ phải ký hiệp định hòa bình với các điều khoản bất lợi, thậm chí từ bỏ yêu sách chủ quyền.
Xung đột hiện nay ở Nagorny-Karabakh gây cho Nga những bất lợi khi không duy trì được vai trò gìn giữ hòa bình ở khu vực này. Lâu nay, Mỹ và châu Âu đã tìm cách can dự vào khu vực Kavkaz bằng cách đưa ra các sáng kiến hòa bình riêng cho Nagorny-Karabakh. Toan tính này sẽ có thêm cơ hội khi hiệp định đình chiến giữa Armenia và Azerbaijan do Nga bảo trợ không còn vai trò.
Kavkaz lâu nay vốn được coi là khu vực ảnh hưởng của Nga. Mâu thuẫn giữa Armenia với Azerbaijan cùng cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn đang làm khu vực này nóng thêm.
Giới chức Philippines phát lệnh sơ tán dân ở các khu vực ven biển miền bắc đất nước, khi bão Doksuri đang tiến gần.
Hãng thông tấn Yonhap của Hàn Quốc dẫn nguồn tin từ quân đội nước này cho biết, chiều 7/1, Triều Tiên lại tiến hành tập trận bắn đạn thật về phía vùng biển ngoài khơi phía Tây.
Ngày 13-11, Điện Kremlin cáo buộc việc Mỹ mở căn cứ tên lửa mới tại Ba Lan là một phần nỗ lực nhằm kiềm chế Matxcơva, khi di chuyển hạ tầng quân sự của Washington đến gần biên giới với Nga.
Ngày 18/2, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố, nước này sẵn sàng tăng cường giao lưu cấp cao và lên kế hoạch hợp tác trong tương lai với Serbia nhằm thúc đẩy quan hệ song phương lên tầm cao mới.
Các chuyên gia cho biết quân đội Israel phá hủy một cách có hệ thống các tòa nhà nhằm tạo ra vùng đệm bên trong Dải Gaza, khiến nhiều người Palestine mất nơi sinh sống.
Trong nửa cuối năm 2024, thị trường dầu thế giới diễn biến khó lường, chịu tác động của nhiều yếu tố như việc điều chỉnh kế hoạch sản lượng của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các nước sản xuất dầu đồng minh (OPEC+), các dự báo trái chiều về nhu cầu dầu hay căng thẳng tại Trung Đông.
Tổng thống Venezuela và Tổng thống Guyana tặng quà cho nhau, trong nỗ lực làm ấm quan hệ sau căng thẳng về tranh chấp lãnh thổ.
Chiến dịch vượt sông Dnieper là điểm sáng sau nhiều tháng phản công của Ukraine, nhưng Kiev sẽ khó chuyển hóa kết quả này thành bước đột phá rõ rệt.
Vua Na Uy Harald phải đặt máy trợ tim tạm thời tại một bệnh viện ở Malaysia, sau khi nhập viện trong lúc đang nghỉ dưỡng ở nước này.