Ngày 13-11, Điện Kremlin cáo buộc việc Mỹ mở căn cứ tên lửa mới tại Ba Lan là một phần nỗ lực nhằm kiềm chế Matxcơva, khi di chuyển hạ tầng quân sự của Washington đến gần biên giới với Nga.
Theo Hãng tin Reuters, Mỹ chính thức mở căn cứ phòng không mới ở miền bắc Ba Lan trong ngày 13-11, giữa bối cảnh Warsaw tìm cách trấn an người dân rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mỹ dẫn đầu sẽ đảm bảo an ninh cho họ.
Căn cứ tên lửa này nằm tại thị trấn Redzikowo gần biển Baltic, được xây dựng từ những năm 2000 đến nay. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda nằm trong số những người dự sự kiện mở căn cứ.
"Mất một thời gian, nhưng công trình này chứng minh cho quyết tâm địa chiến lược của Mỹ" - Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski bình luận.
Được gọi là "Aegis Ashore", căn cứ này là một phần trong lá chắn tên lửa lớn hơn của NATO, có thể đánh chặn các tên lửa đạn đạo tầm ngắn đến tầm trung.
Mục đích của lá chắn phòng thủ tên lửa của liên minh quân sự NATO là bảo vệ công dân, lãnh thổ và các lực lượng châu Âu khỏi những cuộc tấn công bằng tên lửa đạn đạo.
Các thành phần quan trọng khác của lá chắn bao gồm một địa điểm Aegis Ashore thứ hai ở Romania, các tàu khu trục của hải quân Mỹ đóng tại cảng Rota của Tây Ban Nha, và một radar cảnh báo sớm đặt tại thị trấn Kurecik của Thổ Nhĩ Kỳ.
Nga đã coi căn cứ nói trên là mối đe dọa từ năm 2007, thời điểm vẫn đang lên kế hoạch. Tuy nhiên, NATO cho biết Aegis Ashore hoàn toàn mang tính phòng thủ.
Trong tuyên bố ngày 13-11, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov kể lại Tổng thống Nga Vladimir Putin đã phản đối các kế hoạch xây dựng căn cứ này từ những năm 2000, khi ông George W. Bush còn là tổng thống Mỹ.
Thời điểm đó ông Putin đã cho rằng Mỹ nói dối khi nói mục đích của căn cứ là để đánh chặn các tên lửa của Iran từ Trung Đông.
"Điều này xác nhận Tổng thống Putin đã đúng. Các kế hoạch này vẫn đang được thực hiện. Hạ tầng quân sự của Mỹ ở châu Âu đang được chuyển hướng tới biên giới của chúng tôi.
Đây không gì khác ngoài nỗ lực kiềm chế tiềm lực quân sự của chúng tôi và tất nhiên điều này sẽ dẫn đến việc (Nga) áp dụng các biện pháp thích hợp để đảm bảo tương xứng" - ông Peskov nói, nhưng không nêu rõ Nga sẽ thực hiện biện pháp gì để đáp trả.
Ngày 22/5, 'Tam giác Weimar' - gồm Đức, Pháp và Ba Lan - đã nhất trí đưa ra “phát ngôn và hành động thống nhất” trong khuôn khổ chính sách đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU).
Vụ lính Israel nổ súng khiến hơn 100 dân thường Gaza thiệt mạng hồi tháng hai được cho là 'giọt nước tràn ly' khiến ông Biden mất kiên nhẫn với Tel Aviv.
Các nghị sĩ Dân chủ hàng đầu bác lời kêu gọi chọn ứng viên khác trẻ hơn thay thế Tổng thống Biden, dù thất vọng về màn tranh luận.
Các động thái mới đây đánh dấu mối quan hệ ngày càng căng thẳng giữa Hàn Quốc và Triều Tiên.
Ngày 3/9, Đại sứ quán Mỹ tại Syria xác nhận, đại diện chính phủ Mỹ đã gặp đại diện của lực lượng nổi dậy người Kurd và chính quyền các địa phương miền Đông Syria nhằm thảo luận về biện pháp giảm bạo lực leo thang.
Vụ bé gái 12 tuổi bị sát hại ở bang Texas châm ngòi tranh cãi liên quan người nhập cư trái phép, vốn rất được cử tri Mỹ quan tâm trước thềm bầu cử.
Binh sĩ Mỹ ở Biển Đỏ nói họ phải luôn cảnh giác trước các đòn tập kích liên tục của Houthi, có lúc chỉ có vài giây để phản ứng.
Bác sĩ Jaradeh làm việc suốt ngày đêm cả tuần qua, chạy đua cứu chữa các nạn nhân bị thương ở mắt trong vụ nổ máy nhắn tin ở Lebanon.
Ngày 26/5, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã hối thúc Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tham dự hội nghị hòa bình tại Thụy Sỹ vào tháng 6 tới.