Chiến dịch vượt sông Dnieper là điểm sáng sau nhiều tháng phản công của Ukraine, nhưng Kiev sẽ khó chuyển hóa kết quả này thành bước đột phá rõ rệt.
Natalia Humeniuk, phát ngôn viên Bộ tư lệnh Tác chiến miền Nam của Ukraine, hôm 19/11 tuyên bố quân đội nước này đã tiến được 3-8 km trên bờ đông sông Dnieper, đẩy lùi lực lượng Nga tại một trong những điểm mỏng nhất trên phòng tuyến.
Đây là kết quả của chiến dịch vượt sông mà thủy quân lục chiến Ukraine tiến hành gần đây. Trong chiến dịch, các toán binh sĩ Ukraine được bí mật triển khai vượt sông Dnieper vào ban đêm, đánh chiếm làng Krynki gần đó để tạo chỗ đứng chân và tăng cường quân số bám trụ tại khu vực ven bờ đông.
Nếu có thể tích lũy đủ quân và thiết giáp tại đây, quân đội Ukraine có thể tiến sâu vào nơi mà phòng tuyến của Nga ít vững chãi hơn so với những khu vực còn lại dọc theo chiến tuyến.
Nỗ lực vượt sông này được đánh giá là điểm sáng hiếm hoi khi chiến dịch phản công quy mô lớn của Kiev rơi vào bế tắc. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng quân đội Ukraine sẽ gặp rất nhiều khó khăn nếu muốn chuyển hóa nó thành cuộc đột phá rõ rệt.
"Nhiệm vụ chủ chốt của lực lượng Ukraine ở bờ đông là phát động chiến dịch tiến công nhằm mở đường tới bán đảo Crimea. Dù vậy, không thể đoán định rõ tương lai, vì tình hình sẽ phụ thuộc rất nhiều vào quyết định của hai phía", Michael Nacke, nhà quan sát quân sự tại Litva, nhận xét.
Giới chuyên gia phương Tây cho rằng lợi thế độ cao ở bờ tây sông Dnieper giúp pháo binh Ukraine quan sát rõ đối phương và bắn yểm trợ cho những đơn vị vượt sông, nhưng thừa nhận khả năng binh sĩ Ukraine bám trụ được bờ đông hết sức mong manh, khi Nga duy trì thế áp đảo quân số và hỏa lực.
"Khu vực đầu cầu mà binh sĩ Ukraine giành lại quá nhỏ. Chiến dịch ở sông Dnieper hiện nay có quy mô rất hạn chế, chủ yếu mang tính biểu tượng. Nó cho phép Kiev đưa ra tuyên bố về chiến thắng cục bộ sau thất bại trong chiến dịch phản công mùa hè", Michel Goya, cựu đại tá lục quân Pháp, nêu quan điểm.
Hai nguồn tin tình báo và quân đội Pháp nói rằng làng Krynki ở bờ đông sông Dnieper, nơi binh sĩ Ukraine đang cố thủ, không phải ưu tiên hàng đầu của Moskva trong bối cảnh nước này đẩy mạnh nỗ lực bao vây thành trì chiến lược Avdeevka ở tỉnh Donetsk.
Dù vậy, lực lượng Nga vẫn thường xuyên triển khai pháo nhiệt áp TOS-1A và bom dẫn đường tấn công vị trí của Ukraine trong làng.
Vladimir Saldo, lãnh đạo tỉnh Kherson do Nga bổ nhiệm, tuần trước cho biết các đơn vị Ukraine đang bị chặn ở làng Krynki và đối mặt với "lửa địa ngục". "Thời gian sống sót trung bình của binh sĩ Ukraine tại khu vực này là khoảng hai ngày", ông cho hay.
Alexander Khramchikhin, nhà phân tích quân sự tại Moskva, cho rằng Ukraine đạt bước tiến "quá nhỏ bé" ở bờ đông sông Dnieper và cũng không thể triển khai khí tài hạng nặng qua sông. "Sẽ không có chiến dịch tiến công lớn nào diễn ra nếu thiếu trang thiết bị cơ giới", ông nói.
Hai bên đã củng cố đáng kể phòng tuyến ven sông Dnieper sau khi Nga rút quân khỏi bờ tây vào tháng 11/2022. Các chuyên gia nhận định quân đội Ukraine phải tăng đáng kể quân số tham chiến và vượt qua được địa hình lầy lội ở bờ sông để biến đầu cầu hiện nay thành mũi đột phá thực sự.
"Nhiệm vụ trước mặt của Kiev là cắt đứt mạng lưới hậu cần của Nga. Quân đội Ukraine có thể làm được điều này, họ liên tục mở rộng đầu cầu để thực hiện mục tiêu đó", Nacke nói.
Chuyên gia Goya cho rằng Ukraine đang muốn duy trì áp lực với quân đội Nga, buộc họ điều chuyển nhiều đơn vị dự bị đến tỉnh Dnipro và Kherson, giảm sức ép với lực lượng Ukraine ở những mặt trận khác. Chiến dịch tiến công hướng đến Crimea sẽ đòi hỏi Kiev triển khai hàng nghìn binh sĩ và khí tài hạng nặng lên bờ đông sông Dnieper, điều gần như bất khả thi vào lúc này.
"Thách thức chủ chốt với quân đội Ukraine là bảo đảm khả năng tác chiến ở quy mô lớn hơn đại đội trong thời gian dài. Họ sẽ phải thiết lập mạng lưới cầu dã chiến vượt sông để vận chuyển xe cơ giới và bảo đảm hậu cần, nhưng đây là những mục tiêu rất dễ bị phá hủy bởi hỏa lực từ không quân và pháo binh Nga", nhà phân tích Ukraine Mykola Bielieskov nêu quan điểm.
Vũ Anh (Theo AFP)
Chiều 2/11, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam (VUFO) phối hợp cùng Đại sứ quán Canada tại Việt Nam tổ chức Gặp mặt hữu nghị kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Canada (1973-2023).
Quan hệ giữa Algeria và Maroc đã căng thẳng từ nhiều năm qua, chủ yếu liên quan đến vấn đề chủ quyền đối với vùng lãnh thổ Tây Sahara, khiến biên giới giữa hai nước láng giềng này đã bị đóng từ 1994.
Thái Lan cân nhắc bố trí cảnh sát Trung Quốc tại một số điểm du lịch để nâng cao niềm tin du khách nước này, song vấp nhiều tranh cãi.
Tổng thống Nicolas Maduro tuyên bố sẽ đưa người Venezuela đầu tiên lên Mặt Trăng trong khuôn khổ sứ mệnh không gian của Trung Quốc.
Theo cảnh sát, những nạn nhân trong vụ cháy câu lạc bộ đêm đều tập trung tại một khu vực chật hẹp và một bữa tiệc sinh nhật đã được tổ chức tại đây vào thời điểm xảy ra hỏa hoạn.
Việc Houthi gần đây liên tục tấn công Israel, đất nước cách Yemen 2.000 km, đang đặt ra thách thức mới với Tel Aviv trong lúc họ nỗ lực thúc đẩy chiến dịch chống Hamas.
Đại diện Việt Nam nêu bật những kết quả và thành tựu Việt Nam đạt được trong bảo đảm quyền của phụ nữ và bình đẳng giới.
Tổng thống Nga đưa ra các lựa chọn cho lính Wagner trong bài phát biểu đầu tiên từ khi vụ nổi loạn chấm dứt.
Chính sách kêu gọi đầu tư vào các khu bảo tồn động vật hoang dã được kỳ vọng sẽ giúp Chính phủ Kenya đạt được mục tiêu tăng số lượng khách du lịch trong nước và quốc tế.