Mỹ hoàn thành rút quân khỏi căn cứ quân sự ở thủ đô Niamey của Niger, sẽ rút nốt số binh sĩ còn lại ở nước này trước tháng 9.
"Bộ Quốc phòng Niger và Bộ Ngoại giao Mỹ thông báo việc rút lực lượng và trang thiết bị của Mỹ khỏi căn cứ 101 Niamey đã hoàn tất", tuyên bố chung ngày 7/7 của hai nước cho biết, đề cập Căn cứ Không quân 101 gần sân bay quốc tế Diori Hamani ở thủ đô Niamey.
Tiếp theo, lực lượng Mỹ sẽ tập trung vào việc rút quân khỏi Căn cứ Không quân 201 ở thành phố miền trung Agadez và dự kiến hoàn thành trước ngày 15/9 theo kế hoạch. Thiếu tướng không quân Mỹ Kenneth Ekman ngày 5/7 cho biết nhiều khả năng binh sĩ nước này sẽ rút xong trong tháng 8.
Mỹ có khoảng 950 binh sĩ đồn trú tại hai căn cứ 101 và 201, 766 người đã rời khỏi Niger, theo AFP.
Niamey hồi tháng 3 tuyên bố chấm dứt thỏa thuận hợp tác quân sự với Washington, khẳng định sự hiện diện của binh sĩ Mỹ tại nước này là "bất hợp pháp". Quyết định được đưa ra vài tháng sau khi Niger trải qua cuộc đảo chính hồi tháng 7/2023, lật đổ cựu tổng thống Mohamed Bazoum, đồng minh của phương Tây.
Căn cứ Không quân 201 là cơ sở chuyên vận hành thiết bị không người lái (drone), được Mỹ sử dụng làm nơi điều phối hoạt động tập kích các nhóm phiến quân thân IS và al-Qaeda ở vùng Sahel từ năm 2018.
Niger trước đó cũng đã yêu cầu Pháp, đồng minh an ninh truyền thống của Niamey, rút quân. Bộ Quốc phòng Đức hôm 6/7 thông báo Berlin cũng sẽ chấm dứt hoạt động tại căn cứ không quân ở Niger vào ngày 31/8, sau khi các cuộc đàm phán giữa giới lãnh đạo quân sự hai bên đổ vỡ.
Song song với việc rời xa phương Tây, Niger đang thắt chặt quan hệ với Nga, nước đã cung cấp cho quốc gia châu Phi trang thiết bị và huấn luyện viên quân sự. Hồi tháng 4, quân nhân Nga đã tới Niger và sử dụng căn cứ 101 làm nơi huấn luyện binh sĩ bản địa.
Giới chức Mỹ cho biết quân nhân nước này và Nga ở căn cứ không tiếp xúc với nhau. Chính phủ Niger cũng đảm bảo binh sĩ hai nước hoạt động tại các khu vực tách biệt trong căn cứ.
Thiếu tướng Ekman ngày 5/7 nói lực lượng Nga có khoảng 100 người và họ sẽ về nước sau khi hoàn thành huấn luyện binh sĩ sở tại.
Ngoài Niger, hai nước láng giềng Mali và Burkina Faso cũng đã yêu cầu binh sĩ phương Tây rời đi để chuyển hướng sang tìm kiếm hỗ trợ từ Nga. Ba quốc gia châu Phi ngày 6/7 ký hiệp ước thành lập "Liên hiệp quốc gia vùng Sahel" nhằm tăng cường hội nhập, sau khi cùng nhau rời khỏi Cộng đồng Kinh tế Các quốc gia Tây Phi (ECOWAS) vào tháng 1. ECOWAS trước đó đình chỉ tư cách thành viên của ba nước sau các cuộc đảo chính.
Phạm Giang (Theo AFP, Reuters)
Lực lượng vũ trang Ba Lan ngày 24/3 cáo buộc Nga đã vi phạm không phận nước này vào sáng sớm cùng ngày bằng một tên lửa hành trình được phóng đi từ lãnh thổ Nga nhằm vào các mục tiêu ở khu vực phía Tây Ukraine.
Nỗ lực đàm phán cho cuộc gặp giữa ông Biden và ông Tập tại Mỹ được mô tả là màn đấu trí căng thẳng, nơi cả hai bên đều muốn giành lợi thế lớn nhất.
Tổng thư ký NATO nói phương Tây nên nới lỏng quy định cấm Ukraine sử dụng vũ khí họ viện trợ để tập kích vào lãnh thổ Nga.
Ngày 7/2, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân tuyên bố, Bắc Kinh có ý định thúc đẩy giải pháp chính trị cho cuộc khủng hoảng ở Ukraine theo “cách riêng của mình”.
Triều Tiên xác nhận đã cho nổ nhiều đoạn trên tuyến đường bộ và đường sắt liên Triều, đồng thời tuyên bố Hàn Quốc là 'quốc gia thù địch'.
Nhà Trắng dọa sẽ đáp trả quyết liệt vụ tập kích căn cứ ở Jordan khiến ba binh sĩ thiệt mạng, nhưng khẳng định không muốn chiến tranh với Iran.
Tổng thống Argentina Milei chỉ trích chính quyền Tây Ban Nha gây tổn hại đất nước, trả đũa phát biểu của quan chức nước này nhằm vào ông.
Ông Hashem Safieddine - thủ lĩnh mới của nhóm Hezbollah ở Lebanon - có mối liên hệ tôn giáo và gia đình mật thiết với Iran. Con trai ông là hôn phu của con gái tướng Tướng Iran Qassem Soleimani.
Ukraine chỉnh sửa cường kích Su-25 để có thể ném bom tăng tầm HAMMER, giúp không quân nước này có thêm phương án tập kích đối phương từ xa.