Triều Tiên xác nhận đã cho nổ nhiều đoạn trên tuyến đường bộ và đường sắt liên Triều, đồng thời tuyên bố Hàn Quốc là "quốc gia thù địch".
"Các tuyến giao thông đã bị phong tỏa hoàn toàn sau vụ nổ", hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA cho biết hôm nay, xác nhận thông tin trước đó từ quân đội Hàn Quốc rằng Bình Nhưỡng đã cho nổ nhiều đoạn thuộc tuyến đường Gyeongui và Donghae nối liền hai nước.
Theo KCNA, đây là biện pháp "hợp pháp, không thể tránh khỏi" và phù hợp với hiến pháp Triều Tiên, trong đó xác định Hàn Quốc là "quốc gia thù địch". Các vụ nổ diễn ra trên đoạn đường bộ và đường sắt dài 60 mét ở phía đông và phía tây biên giới với Hàn Quốc.
"Những biện pháp này được thực hiện do tình hình an ninh nghiêm trọng dẫn đến bờ vực chiến tranh khó lường, do hành động khiêu khích chính trị và quân sự từ các lực lượng thù địch", KCNA cho hay.
Hãng Yonhap của Hàn Quốc cho biết Triều Tiên gần đây đã sửa đổi hiến pháp và đây là lần đầu tiên tài liệu này chính thức đề cập Hàn Quốc là quốc gia thù địch.
Hàn Quốc và Triều Tiên kết nối bằng đường bộ và đường sắt dọc tuyến Gyeongui, nối thành phố biên giới phía tây Paju của Hàn Quốc với Kaesong của Triều Tiên, và tuyến Donghae dọc bờ biển phía đông. Đây là thành tựu của thời kỳ quan hệ hai bên giảm căng thẳng, trong đó có hội nghị thượng đỉnh năm 2018 giữa lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Tổng thống Hàn Quốc khi đó là ông Moon Jae-in.
Các chuyên gia cho biết hạ tầng giao thông mang tính biểu tượng này đã bị đóng cửa từ lâu, nhưng phá hủy nó sẽ gửi đi thông điệp rõ ràng rằng lãnh đạo Triều Tiên chưa sẵn sàng đàm phán với Hàn Quốc.
Bộ Thống nhất Hàn Quốc chỉ trích Bình Nhưỡng "hành động khiêu khích cực kỳ bất thường", thêm rằng Seoul đã chi số tiền lớn để xây dựng các tuyến đường này. "Triều Tiên vẫn có nghĩa vụ hoàn trả khoản tài trợ đó", cơ quan này cho hay.
Động thái của Triều Tiên diễn ra khi căng thẳng hai nước gia tăng. Triều Tiên cáo buộc thiết bị bay không người lái (drone) Hàn Quốc mang theo tờ rơi tuyên truyền chống nước này xuất hiện trên bầu trời Bình Nhưỡng vào ngày 3/10, 9/10 và 11/10. Triều Tiên mô tả đây là hành động khiêu khích quân sự và chính trị, có thể dẫn tới xung đột vũ trang.
Hàn Quốc ban đầu phủ nhận cáo buộc, nhưng sau đó cho hay họ không thể xác nhận tuyên bố từ Triều Tiên có đúng sự thật hay không. Quân đội Hàn Quốc giải thích họ không muốn đưa ra bình luận để "tránh bị Bình Nhưỡng kéo vào chiến thuật tạo cớ khiêu khích".
Bà Kim Yo-jong, em gái ông Kim Jong-un, hôm 15/10 tuyên bố Triều Tiên có bằng chứng cho thấy quân đội Hàn Quốc đã điều khiển drone xâm nhập Bình Nhưỡng và cảnh báo Seoul sẽ phải "trả giá đắt".
Huyền Lê (Theo KCNA, AFP, Reuters)
Một người cha đơn thân hiến tạng con gái duy nhất để cứu 5 người, sau khi cô gái qua đời vì tai nạn ôtô.
Mới đây, Đại sứ Việt Nam tại Argentina Ngô Minh Nguyệt đã có buổi tiếp ông Jorge Taiana, Trưởng ban Quan hệ quốc tế Đảng Công lý (PJ), cựu Bộ trưởng Quốc phòng và Ngoại giao Argentina.
Cái chết của một binh sĩ Ba Lan tại biên giới giữa nước này với Belarus đẩy tình hình tại đây thêm căng thẳng giữa cuộc khủng hoảng di cư.
Sau gần hai năm chiến sự, vị thế của Tổng thống Putin ngày càng được củng cố, trong khi ông Zelensky trải qua giai đoạn khó khăn khi áp lực bủa vây.
Ngày 25/9, báo Blic (Serbia) cho biết, quân đội nước này đã bắt đầu điều xe bọc thép tới tỉnh Raska, miền Tây Nam Serbia và giáp Kosovo.
Mới đây, ông Konstantin Gavrilov, trưởng phái đoàn Nga tại cuộc đàm phán ở Vienna (Áo) về an ninh và kiểm soát vũ khí, đã đưa ra đánh giá quan hệ giữa Moscow với Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) ngày nay.
Đoàn đại biểu TP. Hồ Chí Minh do Phó Bí thư, thường trực Thành ủy Nguyễn Hồ Hải dẫn đầu vừa đến thăm và làm việc tại Đại sứ quán Việt Nam tại Venezuela, thủ đô Caracas, nước CH. Bolivar Venezuela.
Thổ Nhĩ Kỳ kêu gọi các nước Hồi giáo lập liên minh để ứng phó Israel và 'mối đe dọa ngày càng gia tăng từ chủ nghĩa bành trướng'.
Ra lệnh tập trận bằng vũ khí hạt nhân chiến thuật, ông Putin dường như muốn thể hiện nỗi giận dữ trước những bình luận gần đây từ phương Tây về chiến sự Ukraine.