Nhà Trắng dọa sẽ đáp trả quyết liệt vụ tập kích căn cứ ở Jordan khiến ba binh sĩ thiệt mạng, nhưng khẳng định không muốn chiến tranh với Iran.
"Chúng tôi không tìm kiếm một cuộc chiến với Iran", phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng John Kirby phát biểu với báo giới ngày 29/1. "Tuy nhiên, vụ tập kích có tính chất leo thang và cần phải có phản ứng đáp trả".
Ông Kirby nhắc đến vụ tấn công nhằm vào Tháp 22, một tiền đồn nhỏ của Mỹ gần biên giới Syria thuộc Mạng lưới Phòng thủ Jordan, hôm 28/1 khiến ba binh sĩ thiệt mạng. Giới chức Mỹ cáo buộc UAV tấn công Tháp 22 do một nhóm dân quân được Iran hậu thuẫn phóng từ Iraq.
Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 29/1 đã họp với đội ngũ an ninh quốc gia, trong đó có Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin và Cố vấn An ninh Quốc gia Jake Sullivan. Ông chủ Lầu Năm Góc tuyên bố Mỹ sẽ thực hiện "mọi hành động cần thiết" để bảo vệ binh sĩ Mỹ
"Như Tổng thống đã nói, chúng tôi sẽ đáp trả. Phản ứng đó sẽ ở nhiều cấp độ, giai đoạn khác nhau và duy trì theo thời gian", Ngoại trưởng Antony Blinken cho biết.
Ông Kirby trước đó nói với CNN rằng phản ứng của Mỹ sẽ "rất đáng kể", nhưng không suy đoán về những lựa chọn của Tổng thống Biden. Phát ngôn viên Lầu Năm Góc Sabrina Singh tái khẳng định Mỹ không muốn gây chiến và cho rằng Iran cũng vậy.
Bà Singh nói có "dấu vết của nhóm Kataib Hezbollah" trong vụ tấn công căn cứ Jordan. Đây là nhóm dân quân Hồi giáo được Iran hậu thuẫn đang hoạt động ở Iraq, bị Bộ Ngoại giao Mỹ coi là "tổ chức khủng bố" vào năm 2009. Iran ngày 29/1 khẳng định họ không liên quan vụ tập kích Tháp 22.
Trong khi đó, Washington Post dẫn lời chỉ huy Lực lượng Kháng chiến Hồi giáo (IRI) nhận trách nhiệm gây ra vụ tấn công. IRI là liên minh lỏng lẻo của các nhóm vũ trang thân Iran như Kataib Hezbollah, Harakat Hezbollah al-Nujaba, Asaib Ahl al-Haq, Kataib Sayyid al-Shuhada
Các căn cứ Mỹ tại Trung Đông, đặc biệt là ở Iraq và Syria, gần đây hứng chịu hàng loạt cuộc tập kích. Những vụ tập kích này nhằm phản đối hỗ trợ của Mỹ cho Israel. Giới chức Mỹ cho biết lực lượng nước này tại Iraq và Syria đã bị tấn công ít nhất 165 lần bằng UAV, rocket hoặc tên lửa kể từ giữa tháng 10.
Lực lượng Mỹ và đồng minh được triển khai tại Iraq từ năm 2014 để truy quét tàn dư tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng. Quân đội Mỹ có khoảng 2.500 binh sĩ tại Iraq và 900 lính tại Syria trong liên minh đa quốc gia.
Như Tâm (Theo AFP, Reuters)
Các đơn vị tác chiến điện tử Ukraine gây nhiễu drone của chính đồng đội, cản trở hoạt động phòng thủ tại tiền tuyến ở tỉnh Donetsk.
Ngày 30/7, Bộ trưởng Nội vụ Chile Carolina Toha lên tiếng phản đối việc chính phủ Venezuela trục xuất nhân viên ngoại giao của 7 nước Mỹ Latinh.
Iran cho biết hai binh sĩ nước này đã thiệt mạng trong ba đợt tập kích của Israel nhằm vào các cơ sở quân sự ở quốc gia Hồi giáo.
Tổng thống Milei gọi người đồng cấp Petro là 'sát nhân khủng bố', khiến Colombia tức giận trục xuất toàn bộ nhà ngoại giao Argentina.
Một sân bay ở phía tây nam Nhật Bản phải đóng cửa khi một quả bom Mỹ có thể có từ thời Thế chiến 2 phát nổ.
Tổng Thư ký LHQ Guterres đã nêu bật tình hình ảm đạm tại CHDC Congo và vạch ra kế hoạch rút quân nhanh chóng và có trách nhiệm của MONUSCO sau gần 25 năm hoạt động tại quốc gia Trung Phi này.
Lầu Năm Góc nói lực lượng Mỹ đã bắn hạ 12 UAV, ba tên lửa chống hạm và hai tên lửa đối đất của Houthi ở Biển Đỏ.
Tổng thống Zelensky tuyên bố 'đòn trả đũa sớm muộn sẽ đến' với bất kỳ mục tiêu nào trên lãnh thổ Nga có thể đe dọa Ukraine.
Ngày 28/9, người đứng đầu Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) Filippo Grandi cho biết hơn 50.000 người tại Lebanon đã chạy sang Syria, trong bối cảnh gia tăng các cuộc không kích của Israel vào các vị trí của phong trào Hồi giáo Hezbollah tại Lebanon