Ukraine chỉnh sửa cường kích Su-25 để có thể ném bom tăng tầm HAMMER, giúp không quân nước này có thêm phương án tập kích đối phương từ xa.
"Cường kích Su-25 của chúng tôi đã được nâng cấp và hiện có thể thả bom dẫn đường tăng tầm HAMMER. Ukraine đang sử dụng rất thành công loại bom này", Serhiy Holubtsov, tham mưu trưởng Bộ tư lệnh Không quân Ukraine, cho biết hôm 10/6.
HAMMER là mẫu bom tăng tầm do Pháp sản xuất. Paris hồi đầu năm cam kết chuyển giao 50 quả HAMMER mỗi tháng cho Kiev trong năm 2024. Loại đạn này trước đây chỉ được trang bị cho chiến đấu cơ MiG-29 và Su-27, vốn đã được không quân Ukraine hoán cải trước đó để sử dụng được bom dẫn đường JDAM-ER có kích thước, khối lượng tương tự HAMMER.
Holubtsov cho biết vào thời điểm xung đột Nga - Ukraine bùng phát, Kiev đã có sẵn kho bom đạn không dẫn đường dành cho cường kích Su-25. Tuy nhiên, số đạn này nhanh chóng cạn kiệt trong năm đầu tiên của chiến sự.
Mỹ sau đó chuyển giao cho Ukraine khoảng 4.000 rocket không đối đất Zuni để trang bị cho chiến đấu cơ Su-25. Dù vậy, số rocket Zuni giờ cũng đã cạn, trong khi việc sản xuất thêm chúng là điều không khả thi vì phương Tây đã chuyển sang tập trung chế tạo vũ khí có độ chính xác cao.
Để có thể tiếp tục duy trì dòng Su-25 trong biên chế, không quân Ukraine đã chỉnh sửa mẫu cường kích này để nó có thể khai hỏa cả bom dẫn đường của Pháp. Holubtsov đánh giá sự kết hợp giữa Su-25 và bom HAMMER là "rất hiệu quả", thêm rằng Pháp đã cam kết cung cấp thêm ít nhất 300 quả cho Ukraine, bên cạnh lời hứa chuyển giao 50 quả một tháng ban đầu.
HAMMER do tập đoàn quốc phòng Safar của Pháp phát triển từ những năm 1990, được đưa vào biên chế quân đội nước này từ năm 2007. Về mặt kỹ thuật, nó là loại bom thông thường được hoán cải thành bom thông minh bằng việc gắn thêm kit chuyển đổi, tương tự dòng JDAM của Mỹ.
Bản tiêu chuẩn gồm một quả bom 250 kg với hệ thống dẫn đường gắn ở phần mũi và bộ kit tăng tầm (REK) ở phần đuôi. Ngoài ra, HAMMER còn có các phiên bản sử dụng bom 100 kg, 500 kg và 1.000 kg.
Bom HAMMER và JDAM-ER, phiên bản được trang bị kit tăng tầm của JDAM, đều có tầm bay tối đa khoảng 70 km khi được thả ở độ cao lớn, song mẫu bom của Pháp có thể bay xa hơn khi thả ở độ cao thấp nhờ có động cơ rocket, điều mà dòng JDAM không có.
"Về mặt chiến thuật, bom HAMMER rất phù hợp với phi cơ Su-25. Nó có thể được phóng ở độ cao thấp, vị trí cường kích Su-25 có cơ hội sống sót cao nhất", chuyên gia quân sự Thomas Newdick của War Zone nhận định. "Su-25 trước đó từng sử dụng chiến thuật phóng đạn không dẫn đường theo quỹ đạo hướng lên trên để tăng tầm bay, song bom HAMMER còn giúp nó có thể bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách xa hơn nữa. Quả đạn cũng khó đánh chặn hơn nhiều".
Phạm Giang (Theo Militarnyi, War Zone)
Khi máy khoan bị hỏng trong lúc giải cứu 41 công nhân dưới đường hầm, Ấn Độ phải nhờ đến nhóm thợ mỏ chuyên khai thác than bằng cách 'đào hang chuột'.
29 máy bay ở căn cứ Morozovsk còn nguyên vẹn trong ảnh vệ tinh, dù tình báo Ukraine tuyên bố tập kích bằng UAV, phá hủy nhiều tiêm kích Nga.
Báo TG&VN điểm lại một số hoạt động nổi bật của đối ngoại Việt Nam trong tuần từ 26/8-2/9.
Ngày 30/8, nhóm cứu trợ Anera, có trụ sở tại Mỹ, cho biết, một cuộc không kích của Israel đã khiến 4 người đi cùng đoàn xe của nhóm này ở Gaza vào hôm 29/8 tử vong.
Từ 25-28/9, Tổng Lãnh sự Việt Nam tại San Francisco Hoàng Anh Tuấn đã thực hiện chuyến công tác và thăm bang Alaska, Mỹ.
Phó tổng thống Mỹ Harris bác tuyên bố của Tổng thống Putin rằng Ukraine có thể liên quan tới vụ khủng bố nhà hát ngoại ô Moskva.
Trong bối cảnh Israel không ngừng không kích làm chết nhiều người ở Lebanon và Gaza, Iran cảnh báo xung đột tại Trung Đông có khả năng lan xa.
Trong chuyến thăm chính thức tới Bắc Kinh từ 16-17/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sẽ ký tuyên bố về quan hệ đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược chặt chẽ hơn trong thời đại mới.
Ba Lan cho rằng Ukraine đã cho thấy một hình ảnh tích cực chỉ sau gần hai tuần. Tuy vậy, Kiev cần nhớ rằng lập trường của phương Tây là 'không leo thang' trong cuộc xung đột.