Anh Hoàng Seo Chẩn, dân tộc Mông, người sáng lập, Giám đốc HTX Bản Mế, cho biết HTX được thành lập từ năm 2017, đến nay đã cung ứng cho người dân hơn 40 vạn cây quế giống, hàng chục vạn cây giống chất lượng cao khác như trẩu (một loại cây dược liệu), sưa đỏ…
Cây quế giống của HTX với sức sống mạnh, khả năng chống chịu thời tiết, sâu bệnh cao, tỷ lệ sống đạt trên 97% đang chiếm lĩnh thị trường các xã vùng cao, vùng sâu trên địa bàn huyện Si Ma Cai và lan dần sang các huyện vùng cao, biên giới khác của tỉnh Lào Cai như Bắc Hà, Mường Khương…
Theo anh Hoàng Seo Chẩn, không chỉ quế, các loại giống cây khác của HTX cũng có khả năng sinh trưởng nhanh, chỉ sau trồng khoảng 3 - 4 tháng đã lên nõn và lá mới, trong khi cây giống cùng loại mua ở nơi khác đem về trồng tỷ lệ sống đạt thấp, phải sau 6-9 tháng mới hồi phục, khả năng sinh trưởng chậm.
Để nâng cao chất lượng cây giống, Ban quản trị HTX đã cất công đi học hỏi nhiều nơi, cập nhật các kỹ thuật canh tác mới nhất để tập huấn, nâng cao trình độ cho thành viên, người lao động.
Đơn cử, với giống quế, HTX lấy giống và học kỹ thuật ươm của người Dao ở vùng sâu Nậm Đét (Bắc Hà, Lào Cai), nơi có thương hiệu quế Nậm Đét nổi tiếng, được cấp chứng chỉ OCOP loại ba sao, xuất khẩu sang Nhật Bản, Trung Quốc.
Hay trong quá trình sản xuất, HTX tiến hành xử lý, lựa chọn hạt giống kỹ lưỡng, sạch bệnh để gieo ươm. Bầu đất ươm cây cũng được chọn lựa kỹ càng, nguồn đất được đào ở tầng sâu, không lấy đất mặt, sau đó sàng mịn, sạch hết rác, xử lý vi sinh để loại bỏ hết bào tử nấm bệnh.
Toàn bộ khu sản xuất giống cây của HTX hiện cũng được trang bị hệ thống lưới, màng bao, tưới nước tự động, sử dụng các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thân thiện môi trường… qua đó nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Hoạt động đầy tính khoa học giúp HTX Bản Mế liên tục duy trì đà tăng trưởng nhanh, vững vàng. Hiện, HTX đang thu hút, tạo việc làm thường xuyên cho 8 lao động chính thức, mức thu nhập bình quân 7 - 10 triệu đồng/người/tháng, hơn 40 lao động thời vụ, đa số là thanh niên và phụ nữ người dân tộc thiểu số trong vùng, với mức thu nhập 5 - 6 triệu đồng/người/tháng.
Đặc biệt, không chỉ nâng cao thu nhập cho thành viên, người lao động, HTX còn tích cực hỗ trợ kỹ thuật, cung cấp giống cây theo hình thức trả chậm, không tính lãi, cho nhiều hộ gia đình trong xã, tạo điều kiện để họ phát triển rừng, chuyển đổi từ trồng ngô kém hiệu quả sang trồng quế, nâng cao đời sống.
Ở Si Ma Cai không chỉ có HTX Bản Mế, mà còn có HTX Nông nghiệp và dịch vụ Si Ma Cai, xã Cán Cấu. Mô hình sản xuất của HTX đã liên kết được 4 nhà, tạo thành chuỗi giá trị sản xuất cây dược liệu.
Hiện, sản phẩm chủ lực của HTX là cây bạc hà đã được doanh nghiệp Nhật Bản kí kết hợp đồng thu mua để phục vụ chế biến tinh dầu và trà. Nhờ trồng bạc hà, nhiều hộ gia đình tại xã Cán Cấu đã có thu nhập ổn định. Nhiều người dân không phải tha hương để mưu sinh hay phát triển kinh tế.
Trước đây, cây bạc hà đã có tại xã Cán Cấu, nhưng diện tích còn nhỏ hẹp vì chủ yếu phát triển tự nhiên. Mô hình liên kết phát triển vùng nguyên liệu bạc hà do HTX Si Ma Cai đóng vai trò cầu nối đã giúp mở rộng diện tích cây bạc hà, tạo nguồn hàng hóa có giá trị lớn.
Bên cạnh các HTX, các tổ hợp tác trên địa bàn huyện Si Ma Cai cũng đang phát huy hiệu quả. Đơn cử như tổ hợp tác sản xuất lê VH6 an toàn xã Lùng Thẩn, hiện thu hút gần 120 hộ tham gia.
Hoạt động hiệu quả, tổ hợp tác được chọn tham gia dự án hỗ trợ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm lê VH6 tại huyện Si Ma Cai bằng nguồn vốn chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Được thực hiện dưới sự hỗ trợ của dự án nên trong quá trình canh tác, các thành viên được tập huấn kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn VietGAP, bao tiêu sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Mô hình sản xuất liên kết tiêu thụ lê VH6 thành công của THT Lùng Thẩn là cơ sở để huyện Si Ma Cai nhân rộng cách làm, mở rộng diện tích trồng lê VH6, dưa lê VH6 trở thành sản phẩm cây ăn quả ôn đới chủ lực của huyện, hướng tới xây dựng quả lê VH6 trở thành sản phẩm đạt sao OCOP cấp tỉnh trong tương lai.
Sơn La – Nhiều nông dân ở xã Phiêng Pằn, huyện Mai Sơn đang đối mặt với khoản vay khó trả vì ngô mất mùa bất thường.
Ngày 26/8, Phó Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Valdis Dombrovskis đã kêu gọi Nga khôi phục Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen.
Kiên Giang - Ông Danh Kha là tấm gương nông dân Khmer làm kinh tế giỏi, vượt khó, thoát nghèo cho nhiều người học tập.
Trong đồ án quy hoạch, Hà Nội đề xuất xây dựng hệ thống tàu điện treo 1 ray dọc 2 bên sông Hồng nhằm tạo nền tảng hệ thống giao...
Sau vụ cháy “chung cư mini” Khương Hạ (quận Thanh Xuân) trong khi các ban, ngành đang tập trung kiểm tra rà soát, xử lý các vi phạm liên quan đến loại hình nhà ở này thì nhiều khu vực của Hà Nội, tình trạng xây dựng các công trình cao tầng sai phép vẫn tiếp diễn, thậm chí cấp tập xây dựng cả ngày lẫn đêm để hoàn thiện.
Ngày 18/10, Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, môi trường (Đội 6) - Công an TP Hà Nội và Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế Nội Bài đã phát hiện, điều tra một nam hành khách quốc tịch nước ngoài giấu 7 miếng kim loại nghi là vàng, trọng lượng khoảng 7kg khi nhập cảnh. Cụ thể, khoảng 9h30 ngày 18/10, tại ga đến - nhà ga hành khách quốc tế T2 - sân...
Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá như vậy trong hội nghị về ngoại giao kinh tế ngày 18-7, yêu cầu đàm phán và ký kết thêm nhiều FTA.
UBND tỉnh Bình Dương đề nghị việc thực hiện Đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Thuận An đến năm 2040 cần lưu ý việc bảo tồn các vườn cây ăn trái và bố trí đất cho hạ tầng xã hội.
Để khắc phục tình trạng hướng dẫn viên nước ngoài “núp bóng” hoạt động tại Việt Nam, cần tăng cường kiểm tra đột xuất tại các khu, điểm du lịch, phạt nặng các hành vi vi phạm.