Kiên Giang - Ông Danh Kha là tấm gương nông dân Khmer làm kinh tế giỏi, vượt khó, thoát nghèo cho nhiều người học tập.
Bước vào ngôi nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi của ông Danh Kha (SN 1975) ngụ thị trấn Thứ Ba, huyện An Biên (Kiên Giang), ai cũng nể phục vì trước đó ông từng trải qua biết bao khó khăn, gian khổ mới có được cơ ngơi như ngày hôm nay.
Ông Kha kể, sau khi kết hôn, vợ chồng ông đã rất chí thú làm ăn. Với diện tích hơn 1.000m2, ông lên liếp trồng hoa màu các loại như khổ qua, dưa leo hoặc đậu đũa...
Nguồn lợi trồng hoa màu giúp ông Kha trang trải cuộc sống hằng ngày, còn phần thu nhập từ trồng lúa gia đình tích lũy để mua thêm đất ruộng sản xuất. Nhờ cần cù, chịu khó, tích cực học hỏi, đổi mới, sáng tạo trong suốt quá trình sản xuất nông nghiệp ông Kha đã vươn lên làm giàu.
Vừa làm vừa dành dụm, chi tiêu hợp lý nên khoảng 15 năm sản xuất đến nay vợ chồng ông sở hữu hơn 100 công ruộng, tổng thu nhập bình quân từ việc trồng lúa, nuôi tôm và hoa màu gần 1 tỉ đồng/năm.
Ông Kha cho biết, vào thời điểm năm 2018 khi chính quyền địa phương thực hiện chủ trương chuyển dịch từ chuyên canh cây lúa sang canh tác 1 vụ tôm - 1 vụ lúa, ông còn khá bỡ ngỡ. Thế nhưng với mong muốn vươn lên làm giàu, ông đã ra sức tìm tòi, học hỏi về kỹ thuật sản xuất, đi tham quan mô hình sản xuất hiệu quả ở tỉnh bạn, tham gia các lớp tập huấn về khuyến nông để trang bị thêm kiến thức.
"Học tập rồi thì mình cũng mạnh dạn chuyển từ trồng lúa 2 vụ sang sản xuất 1 vụ lúa, 1 vụ tôm. Cũng rất mừng vì mình làm thuận lợi, thu nhập cao, nâng cao được lợi nhuận phát triển kinh tế gia đình. Lợi nhuận từ trồng lúa, nuôi tôm tôi mua thêm đất liền kề, giúp kinh tế gia đình không ngừng phát triển", ông Kha bộc bạch.
Không chỉ là tấm gương vươn lên làm giàu trên mảnh đất quê hương ông Kha còn khiến nhiều người cảm mến vì tấm lòng sẻ chia. Hàng năm gia đình ông đều trích một phần tiền để đóng góp cho hoạt động an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh ở địa phương.
Với thành tích nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh trong nhiều năm liền, ông Danh Kha còn tích cực vận động và truyền đạt kinh nghiệm sản xuất của mình cho đồng bào dân tộc Khmer cùng tăng gia sản xuất, phát triển kinh tế.
Ông Lê Kim Quyến - Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Thứ Ba - cho biết: Tại Đại hội Các dân tộc thiểu số huyện An Biên lần thứ 4 năm 2024 ông Danh Kha đã được biểu dương về thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc và đại đoàn kết dân tộc giai đoạn 2019-2024.
“Sự cần cù và nghị lực vượt khó vươn lên làm giàu của ông Danh Kha là tấm gương điển hình trong vùng đồng bào dân tộc Khmer. Không chỉ làm giàu cho bản thân mà ông Kha còn đóng góp cho hoạt động xã hội, các nguồn quỹ… Ông Kha là động lực, là gương sáng cho bà con nông dân trên địa bàn cùng học tập”, ông Quyến chia sẻ.
Phó Thủ tướng Nga Alexey Overchuk nêu rõ Nga đã và đang đàm phán FTA với một số quốc gia Hồi giáo, bao gồm Ai Cập, Iran, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) và sắp tới là Indonesia.
Đắk Lắk cần có giải pháp trong bối cảnh việc nuôi trồng thủy sản tự phát không chỉ đứng trước rủi ro thiệt hại nặng khi xảy ra thiên tai, mà còn ảnh hưởng hoạt động thủy điện trên sông Sêrêpốk.
Ngày 30.11, Cục Quản lý thị trường tỉnh Hải Dương cho biết, đơn vị vừa xử phạt, tịch thu lô vải may mặc với tổng số tiền trên 210 triệu...
Sáng ngày 8/6, tại khu vực để xe máy cho CBCNV, Công ty CPHH Vedan Việt Nam đã phối hợp cùng đội cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC) và cứu nạn cứu hộ (CNCH) công an tỉnh Đồng Nai tổ chức thành công buổi thực tập phương án PCCC.
Video: Người dân Bắc Giang chở vải đi cân từ sáng sớm Những xe vải có trọng lượng từ 1-2 tạ được bán với giá từ 11.000 - 20.000 đồng/kg, còn loại vải vụn rẻ hơn rất nhiều, chỉ từ 4.000 - 5.000 đồng/kg. Người dân ra giá, sau đó đến thương lái sẽ kiểm tra xem vải đạt loại mấy rồi trả giá. Nếu thỏa thuận được giá cả giữa 2 bên, thương lái sẽ viết một phiếu ghi thông tin giá trị và người dân sẽ vào cửa hàng cân. Dù tất bật, vất vả nhưng người trồng...
Với việc tiên phong công nghệ, đón đầu xu thế tất yếu của thời đại, Xi Măng Xuân Thành đã tạo được những dấu ấn nổi bật, khẳng định vị thế dẫn đầu trong hành trình chuyển đổi số hướng tới phát triển bền vững ngành xi măng Việt Nam.
Người nuôi tôm tại Đồng bằng sông Cửu Long đã dần chuyển đổi từ mô hình nuôi truyền thống sang mô hình nuôi ứng dụng khoa học công nghệ nhằm giảm giá thành, nâng cao năng suất, chất lượng.
Không gian đại sứ văn hóa Việt Nam - Nhật Bản để lại những cảm xúc đáng nhớ không chỉ trong lòng du khách quốc tế, mà còn với các phái đoàn công tác từ xứ sở Mặt Trời.
Điện Biên - Khu đất rộng gần 2.600 m 2 thuộc bến xe khách (cũ) được đấu giá với mức khởi điểm gần 57 tỉ đồng cho 50 năm sử...