Ngày 3/7, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc gặp bên lề Hội nghị lần thứ 24 của Hội đồng Nguyên thủ quốc gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO) ở Astana, Kazakhstan.
Tổng thống Nga và Chủ tịch Trung Quốc tái ngộ: Khẳng định hành động vì lợi ích chung, tuyên bố không có Moscow, hòa đàm về Ukranie là vô nghĩa |
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Nga Vladimir Putin bên lề Hội nghị thượng đỉnh SCO lần 24 ở Astana, Kazakhstan, ngày 4/7. (Nguồn: TASS) |
Phát biểu tại cuộc gặp, ông Tập Cận Bình kêu gọi hai nước tiếp tục bảo tồn giá trị đặc biệt trong quan hệ Trung-Nga, cùng khám phá động lực nội tại của hợp tác song phương.
Tin liên quan |
Hợp tác kinh tế Nga-Trung Quốc: Tiến bước theo nhịp riêng Hợp tác kinh tế Nga-Trung Quốc: Tiến bước theo nhịp riêng |
Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng cho rằng, trước tình hình thế giới nhiều biến động, hai nước cần tiếp tục duy trì tình hữu nghị lâu dài và nỗ lực bảo vệ các chuẩn mực cơ bản đang điều chỉnh các mối quan hệ quốc tế.
Bên cạnh đó, đánh giá Hội nghị thượng đỉnh Astana là sự kiện quan trọng nhất trong năm của SCO, Chủ tịch Tập Cận Bình bày tỏ sẵn sàng tổ chức các cuộc đàm phán toàn diện với Tổng thống Putin và các lãnh đạo khác của các nước thành viên về các biện pháp củng cố tổ chức, tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực.
Về phần mình, nhắc lại chuyến thăm cấp nhà nước tới Trung Quốc hôm 16-17/5, Tổng thống Nga Vladimir Putin đánh giá quan hệ Moscow-Bắc Kinh được xây dựng trên nguyên tắc bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau và hai nước hành động vì lợi ích song phương, không nhằm vào bất kỳ quốc gia nào khác.
Ông Putin hài lòng với sự tăng trưởng thương mại giữa Nga và Trung Quốc, cho rằng, động lực tích cực đã được ghi nhận trong kim ngạch thương mại trong nửa đầu năm nay.
Theo nhà lãnh đạo, những nỗ lực chung hiện nhằm mục đích thực hiện nhất quán kế hoạch phát triển các lĩnh vực quan trọng của hợp tác kinh tế Trung-Nga đến năm 2030, được hai bên nhất trí trong chuyến thăm Moscow của ông Tập Cận Bình hồi tháng 3/2023.
Theo Reuters, tại cuộc hội đàm, hai nhà lãnh đạo cũng đã thảo luận về Ukraine và nhất trí rằng, trong vấn đề này, "bất kỳ định dạng hòa đàm nào không có sự tham gia của Moscow đều bị đánh giá là vô ích”.
Ngoài ra, Tổng thống Putin và Chủ tịch Trung Quốc cũng đã chỉ thị cho các công ty trong nước nhất trí các điều khoản giao hàng cho đường ống dẫn khí đốt Power of Siberia 2 "càng sớm càng tốt".
Hãng tin Interfax dẫn lời Phó thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết: “Sẽ xúc tiến nhằm thống nhất các điều khoản và thông số. Các hướng dẫn đã được đưa ra để thực hiện việc này càng sớm càng tốt”.
Nhận định nguy cơ tấn công khủng bố trên lãnh thổ Nga vẫn hiện hữu sau vụ việc kinh hoàng ngày 22/3, Moscow sẽ sửa đổi luật nhằm siết chặt điều kiện lưu trú của người nước ngoài.
Lưới phòng không Ukraine không thể đối phó tên lửa tầm xa vì thiếu đạn đánh chặn Patriot, khiến Nga khoét sâu vào lỗ hổng này để tập kích hạ tầng năng lượng.
Quân đội Nga thông báo kiểm soát hoàn toàn Nhà máy Hóa chất và Than cốc Avdeevka, nơi cố thủ cuối cùng của nhiều binh sĩ Ukraine ở thành phố.
Kể từ khi đi vào hoạt động hôm 12-11, chương trình tiếp nhận khiếu nại của Phó tổng thống Indonesia Gibran Rakabuming Raka đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của người dân cũng như ý kiến trái chiều.
Đại tá lục quân Mỹ cho biết Ukraine dùng chiến thuật phục kích phòng không với Patriot để hạ máy bay cảnh báo sớm A-50 Nga vào tháng 1.
Chuyến thăm Uzbekistan và Kazakhstan của Thủ tướng Đức Olaf Sholz, lần đầu tiên sau nhiều thập kỷ, thu hút sự quan tâm của dư luận bởi liên quan một địa bàn chiến lược: Trung Á.
Viện trợ vũ khí từng là công cụ để Mỹ gây sức ép chính trị với Israel, nhưng nó dường như ngày càng mất hiệu quả trong nỗ lực chấm dứt xung đột Gaza.
Bộ Quốc phòng Nga thông báo lực lượng nước này đang tiếp tục tiến về phía tây sau khi kiểm soát thành phố Avdeevka của Ukraine.
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 28/6.