Việc tiếp cận rác vũ trụ cỡ lớn ở khoảng cách gần mà không đụng vào nó mở đường cho việc dọn dẹp rác vũ trụ trong tương lai.
Vào tháng 2, Astroscale Japan Inc. (Nhật Bản) đã phóng một tàu vũ trụ nhỏ có tên Active Debris Removal, hay ADRAS-J, với mục tiêu tiếp cận một mảnh rác vũ trụ kích cỡ lớn ở khoảng cách gần mà không đâm vào nó.
Sứ mệnh này nằm trong chương trình loại bỏ rác vũ trụ của Cơ quan Thám hiểm hàng không và vũ trụ Nhật Bản (JAXA).
Mới đây, ADRAS-J đã xác định, tiếp cận và chụp ảnh thành công một mảnh rác vũ trụ từ khoảng cách vài trăm mét.
Theo LiveScience ngày 7-5, mảnh rác này vốn là tầng trên của tên lửa H-IIA của Nhật Bản đã bay vòng quanh Trái đất từ năm 2009. Nó có kích thước 11m x 4m, nặng chừng 3 tấn.
Đây là lần đầu tiên con người chụp được một mảnh rác vũ trụ lớn như vậy.
Trong giai đoạn kế tiếp của sứ mệnh, ADRAS-J sẽ chụp nhiều hình ảnh hơn khi nó đến gần các mảnh vỡ tên lửa hơn để phân tích quỹ đạo quay cũng như mức độ hư hại và nguy cơ tiềm tàng của nó.
Cuối cùng, nhiệm vụ quan trọng nhất, JAXA sẽ tiến hành thu giữ rác không gian bằng cách sử dụng một vệ tinh được trang bị cánh tay robot và làm nó cháy trong bầu khí quyển Trái đất.
Ngoài JAXA, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) cũng đang lên kế hoạc đưa vệ tinh dọn rác ClearSpace-1 nặng 500kg lên không gian để thu hồi một mảnh vỡ là tầng trên tên lửa Vega của ESA được phóng đi từ năm 2013.
Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cũng đang phát triển chương trình loại bỏ rác vũ trụ, hợp tác với 6 công ty vũ trụ tư nhân Mỹ.
Vấn đề rác vũ trụ và việc sử dụng không gian bền vững, an toàn đang là chủ đề nóng hiện nay.
Kể từ khi vệ tinh đầu tiên được phóng vào năm 1957, hàng triệu mảnh rác vũ trụ, bao gồm các tầng tên lửa đã qua sử dụng, các vệ tinh ngừng hoạt động, nhiên liệu đông lạnh... tích tụ trên quỹ đạo Trái đất trong hơn bảy thập kỷ qua.
Một số mảnh rác vũ trụ này đang di chuyển với tốc độ hơn 28.000km/h, có thể gây nguy hiểm cho các tàu vũ trụ khác và Trạm Vũ trụ quốc tế ISS.
Nhiều người dân cho rằng, việc thu phí đường bộ tính theo năm là chưa hợp lý vì có người đi ít, người đi nhiều.
Kiến là loài sinh vật thứ hai trên thế giới được biết đến có thể 'phẫu thuật' cắt cụt chi, chỉ sau con người.
Thế giới có rất nhiều dân tộc, mỗi dân tộc lại có phong tục và những nét đặc sắc riêng. Trong xã hội hiện đại, ai ai cũng đều hướng tới những tiện ích giúp con người văn minh hơn, nhưng thực tế vẫn tồn tại bộ lạc kỳ lạ chỉ sống bằng săn bắn, phụ thuộc vào thiên nhiên giống như thời nguyên thủy, không biết tiền là gì. Đó chính là bộ lạc Hadza ở châu Phi. Người Hadza sống ở vùng cao nguyên Đông Phi, chủ yếu ở Tanzania. Họ gồm các nhóm nhỏ khoảng...
Trong 20 năm hoạt động, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP HCM nghiên cứu, chuyển giao và cung cấp thị trường hàng triệu giống chất lượng cao mỗi năm.
Người dân khi bán xe từ sau 15.8.2023 sẽ phải làm thủ tục thu hồi giấy chứng nhận đăng ký xe , biển số theo quy định mới nhất tại...
Người Viking ở NaUy có khả năng chết vì bạo lực cao hơn nhiều so với người Viking ở Đan Mạch. Những bộ xương người Viking ở NaUy có nhiều khả năng mang dấu hiệu bạo lực gây chết người hơn so với ở Đan Mạch, có thể là vì xã hội ở Na Uy ít phân tầng hơn.
Hưởng ứng chủ đề “Tuổi trẻ tiên phong chuyển đối số,” hàng nghìn hoạt động, phần việc thanh niên đã được cán bộ, đoàn viên các cấp tích cực triển khai, đem lại lợi ích cho hàng triệu người.
Trên dãy Tung Sơn, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc, có ngôi chùa cổ nghìn năm nổi tiếng như Thiếu Lâm Tự tên là Phong Huyệt Tự. Ngôi chùa có lịch sử hơn 1.800 năm, được người dân coi là chùa thiêng bởi biết hô phong hoán vũ. Năm nào cũng vậy, chiều 19/6, trời luôn đổ mưa xuống ngôi chùa. Trước khi mưa tới, động Phong Huyệt ở ngọn núi sau chùa luôn phát ra tiếng gió thét gào. Bí mật của ngôi chùa là gì? Xét từ góc nhìn địa lý, chùa nằm giữa vùng rừng núi...
Các nhà môi trường học và ngư dân đang phản đối kế hoạch của một nhóm nhà khoa học muốn đổ gần 273.000 lít sodium hydroxide xuống vịnh Cape Cod để giảm biến đổi khí hậu.