Kiến là loài sinh vật thứ hai trên thế giới được biết đến có thể 'phẫu thuật' cắt cụt chi, chỉ sau con người.
Theo trang IFLScience ngày 2-7, nghiên cứu ghi nhận kiến thợ mộc Florida (Camponotus floridanus) chữa trị cho những con kiến bị thương ở chân bằng cách xem xét vết thương. Sau đó, chúng vệ sinh vết thương rồi mới quyết định có nên cắt cụt chi hay không.
Trước đó, nhóm nghiên cứu từng phát hiện một loài kiến châu Phi (Megaponera analis) có thể chữa trị vết thương nhiễm trùng của những con kiến cùng tổ bằng kháng sinh có trong nước bọt. Tuy nhiên, kiến thợ mộc Florida không có khả năng làm điều đó.
Thay vào đó, chúng sẽ đánh giá vết thương và vệ sinh vết thương một cách đơn giản, hoặc chúng sẽ làm sạch vết thương rồi cắt cụt chi - quá trình thường tốn 40 phút.
Theo nghiên cứu, những vết thương ở xương đùi luôn được làm sạch và cắt cụt trong khi vết thương ở xương chày (phần chân thấp hơn) chỉ được làm sạch và không bao giờ bị cắt cụt.
Khả năng sống sót của những con kiến sau khi được chữa trị cao đáng kinh ngạc. Tỉ lệ sống sốt đối với vết thương ở đùi tăng từ dưới 40% lên 90-95% sau khi được "phẫu thuật" trong khi tỉ lệ này với vết thương chày tăng từ 15% lên 75% sau khi được vệ sinh sạch sẽ.
Video kiến thợ mộc Florida cắt cụt chi và xử lý vết thương của đồng loại:
Sau khi nghiên cứu các bản chụp CT của kiến Florida, nhóm phát hiện quyết định có cắt cụt chi hay không của kiến được chúng đưa ra dựa trên nguy cơ nhiễm trùng. Các tổn thương ở những cơ bơm máu ở đùi khiến máu lưu thông chậm lại, làm cho máu chứa vi khuẩn chậm đi vào cơ thể và do đó cho phép kiến có đủ thời gian "phẫu thuật".
Trong khi đó, xương chày của kiến tương đối có ít mô cơ nên nhiễm trùng có thể lan nhanh hơn, khiến kiến không có đủ thời gian cắt chi.
"Vì không thể cắt chân đủ nhanh để ngăn sự lây lan của vi khuẩn có hại nên kiến cố gắng hạn chế khả năng nhiễm trùng bằng cách dành nhiều thời gian hơn để làm sạch vết thương ở xương chày", ông Laurent Keller, làm việc tại ĐH Lausanne (Thụy Sĩ) và là một trong các tác giả nghiên cứu, cho biết.
Hành vi đáng chú ý này cho thấy kiến thợ mộc Florida có thể định vị vết thương của đồng loại và thay đổi cách điều trị dựa trên vị trí đó, qua đó tăng khả năng sống sót của con kiến bị thương.
Nhóm nghiên cứu tin rằng đây là trường hợp đầu tiên của một loài động vật không phải là con người biết cắt cụt chi theo cách này.
Nghiên cứu được đăng trên tạp chí Current Biology.
Khu rừng cổ được phát hiện ở độ sâu gần 6m dưới lòng đất tại nơi vốn trong hàng chục nghìn năm không có cây nào to ngoài cây bụi và thảm thực vật thấp khác.
Trao đổi với VTC News chiều 24/4, PGS.TS Phan Kế Long, Chủ tịch Hội đồng khoa học, Bảo tàng thiên nhiên Việt Nam cho biết, dự kiến cuối giờ chiều nay mẫu vật rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô sẽ được đưa về bảo tàng để bảo quản. Rùa Hoàn Kiếm ở Đồng Mô có chiều dài 1,56 m, nặng 93 kg. 'Trong thời gian chờ quyết định của UBND Hà Nội về phương án xử lý, xác rùa tạm thời sẽ được Bảo tàng bảo quản tại kho lạnh sâu ở nhiệt độ âm 20 độ C', ông Long nói. Diện...
Kiến vàng điên đã giết 30 triệu con cua và đe dọa nhiều sinh vật hoang dã, khiến Australia phải dùng công nghệ tiên tiến và drone để xử lý.
Theo đề xuất trong dự thảo Nghị định về phục hồi, trừ điểm giấy phép lái xe (GPLX), Chủ tịch UBND xã không có thẩm quyền trừ điểm.
Nhóm sinh viên Việt Nam phát triển giải pháp tìm người bị nạn bằng drone kết hợp AI, giành giải nhất tại cuộc thi châu Á của Huawei.
Hưởng ứng ngày Đổi mới Sáng tạo Thế giới, Hội Tin học TPHCM (HCM) đã phối hợp cùng Saigon Innovation Hub, Binance Academy đồng tổ chức sự kiện Vietnam Technology...
Một tài xế bị cáo buộc say rượu lái xe đã tìm cách trốn tội, khi đổ lỗi cho con chó của mình mới là “người” ngồi đằng sau vô lăng.
Nhiều người thắc mắc, tài xế bị phát hiện vi phạm nồng độ cồn có bị giữ xe không hay vẫn tiếp tục được lưu thông trên đường sau khi...
Trong lịch sử của Trung Quốc, chuyện đào lăng mộ nhằm mục đích trả thù và vơ vét đồ tùy táng quý giá không phải hiếm. Một trong những vụ đào trộm lăng mộ nổi tiếng nhất là lăng mộ của hoàng gia nhà Thanh bị tướng quân phiệt Tôn Điện Anh đào bới. Nhóm binh lính của Tôn Điện Anh dọn sạch toàn bộ châu báu vàng ngọc trong lăng mộ. Nhiều người nói số bảo vật bị cướp nhiều đến nỗi họ phải chở bằng xe tải. Nhưng nhóm người này không phải là trộm mộ...