Trong 20 năm hoạt động, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP HCM nghiên cứu, chuyển giao và cung cấp thị trường hàng triệu giống chất lượng cao mỗi năm.
Thông tin được TS Phạm Đình Dũng, Trưởng ban quản lý Khu nông nghiệp Công nghệ cao TP HCM (AHTP), cho biết tại tại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập đơn vị tổ chức sáng 6/8. Ông cho biết thông qua các hoạt động nghiên cứu, sưu tập, bảo tồn và khảo nghiệm giống, các nhà khoa học, chuyên gia của đơn vị đã xây dựng, chuyển giao các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất giống cũng như cung cấp cây, con giống chất lượng cao.
Từ năm 2013 đến nay, các chuyên gia, nhà khoa học tại AHTP đã nghiên cứu, lai tạo và sản xuất thử nghiệm thành công các giống lai F1 trên rau ăn lá, rau ăn quả, hoa lan, cây cảnh, dược liệu và thủy sản. Hiện đơn vị đã làm chủ được công nghệ sản xuất hạt giống lai F1 và công bố tiêu chuẩn cơ sở với các giống dưa lưới, dưa leo, ớt, khổ qua, hoa lan Dendrobium, cà chua bi nữ hoàng. Trong đó, giống dưa lưới đã được Cục trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cấp bằng bảo hộ giống cây trồng với tên giống bảo hộ là AHRD20.
Từ kết quả nghiên cứu, hàng năm các đơn vị thuộc AHTP đã cung cấp ra thị trường 1- 3 triệu cây giống gieo ươm gồm hoa lan, rau ăn quả và 100 kg hạt giống lai F1 các loại rau ăn lá, rau ăn quả. Đơn vị cung cấp hơn 2,7 triệu cây lan nuôi cấy mô và hậu cấy mô như lan Ngọc điểm, lan Dendrobium, lan Mokara, lan Hoàng hậu, lan Hương cát cát, lan Hồ điệp, lan Giả hạc, lan cắt cành. Ngoài ra, AHTP cung cấp hơn 1 triệu con giống cá cảnh, hơn 2 triệu phôi giống nấm, hơn tấn chế phẩm vi sinh, hơn 5.000 cây dược liệu... cho ngành nông nghiệp TP HCM.
Các loại cây giống, con giống cung cấp được đánh giá có tính đồng đều, ít sâu bệnh hại và năng suất ổn định, đáp ứng nhu cầu của nông dân. Các cá nhân, đơn vị tiếp nhận chuyển giao được hướng dẫn cụ thể giúp nắm rõ và làm chủ được công nghệ. Nguồn giống được cung cấp giúp nông dân nâng cao giá trị sản phẩm, tăng tính cạnh tranh trên thị trường, giảm công lao động và vật tư tiêu hao, chủ động được nguồn giống cây trong sản xuất, rút ngắn thời gian ươm cây...
Khu Nông nghiệp công nghệ cao TP HCM đã xây dựng nguồn gene bảo tồn khoảng 800 giống gồm cá cảnh, cây dược liệu, hoa, vi sinh vật hữu hiệu... phục vụ cho nghiên cứu, lai tạo ra các giống thế hệ sau có năng suất cao hơn trung bình 30 - 35% so với thị trường.
Theo ông Dũng, đơn vị tiếp tục xây dựng các quy trình kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, nghiên cứu và sản xuất các giống cây, giống con có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao đạt tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, phục vụ trong và ngoài nước. Lãnh đạo AHTP cho rằng, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là xu hướng tất yếu nhằm hình thành và phát triển một nền nông nghiệp xanh, chuyển đổi số để phát triển bền vững, là trụ đỡ nền kinh tế quốc gia.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó ban Tổ chức Thành ủy TP HCM Văn Thị Bạch Tuyết đánh giá, với tốc độ đô thị hóa nhanh khiến diện tích đất ngày càng giảm, cùng tác động biến đổi khí hậu, các chuỗi liên kết sản xuất chưa bền vững là những thách thức lớn cho phát triển nông nghiệp. Bà yêu cầu, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP HCM nâng cao năng lực nội sinh, tăng cường hoạt động nghiên cứu, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, công nghệ sau thu hoạch. "Cần thúc đẩy liên kết vùng phát huy tiềm năng, thế mạnh ngành nông nghiệp TP HCM trong tương quan với các địa phương khác", bà Tuyết nói.
Thành lập ngày 6/8/2004, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP HCM có quy mô 88,17 ha thuộc xã Phạm Văn Cội, huyện Củ Chi, cách trung tâm TP HCM khoảng 30 km về phía Tây Bắc. Đơn vị có chức năng nghiên cứu khoa học, sưu tập, bảo tồn và khảo nghiệm giống, xây dựng và chuyển giao các mô hình nông nghiệp công nghệ cao, sản xuất giống và cung cấp cây giống, con giống chất lượng cao, đào tạo, ươm tạo doanh nghiệp đổi mới sáng tạo lĩnh vực nông nghiệp...
Hà An
Tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành định mức số lượng ôtô phục vụ công tác chung cho các cơ quan đơn vị, trong đó có 27 huyện trên địa bàn.
Gần một năm sau khi thắng giải cuộc thi Sáng kiến Khoa học, nhiều nhóm đã sử dụng tiền thưởng phát triển sản phẩm, hoàn thiện công nghệ để chuyển giao.
Lúc này, tài xế cũng không thể dừng xe để đập ruồi muỗi, vì chưa chắc đã đập hay đuổi chúng ta ngoài được. Tuy nhiên, cũng có những cách rất đơn giản giúp tài xế có thể vừa di chuyển, vừa có thể đuổi được côn trùng ra khỏi xe. Ruồi muỗi thường không thích ở nơi có nhiệt độ lạnh, do đó khi chúng xuất hiện trong ô tô, hãy mở ngay điều hòa ở mức lạnh, làm sao cho không khí trong xe lạnh sâu và khô hanh. Sau đó, mở hé cửa xe ở gần khu vực ruồi muỗi...
Trong 5 tuyến buýt điện được chấp thuận thí điểm, đến nay TP.HCM mới chỉ vận hành một tuyến là D4 nhưng tuyến này lỗ 33,6 tỉ sau hai năm.
Chiều 11-7, Trung tâm Quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE) tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm thành lập Trung tâm Vật lý lý thuyết quốc tế Abdus Salam (ICTP).
Hôm 30/4, tại toà nhà Loeb House, Đại học Harvard, Diễn đàn Toàn cầu Boston đã tổ chức Hội nghị 'Quản trị tương lai: Trí tuệ nhân tạo, dân chủ và nhân ái'. Hội nghị vinh danh Tiến sỹ Alondra Nelson, Nhà lãnh đạo Khoa học Công nghệ của Nhà Trắng với giải thưởng Nhà lãnh đạo thế giới trong Xã hội Trí tuệ nhân tạo. Tại sự kiện, bà Alondra đã trình bày Diễn văn danh dự Xã hội Trí tuệ nhân tạo với chủ đề 'Quản trị tương lai: Trí tuệ nhân tạo, Chính...
Các chuyên gia thực hiện khoan khảo sát kiểm tra địa chất, tính các khả năng động đất, sóng thần để đảm bảo an toàn thiết kế cơ sở của lò phản ứng nghiên cứu mới.
Ngày 10-6, gần 80 nhà khoa học và nghiên cứu trên thế giới đã có mặt tại TP Quy Nhơn (Bình Định) tham dự hội thảo quốc tế về vật liệu mềm, chất lưu và bề mặt chuyển tiếp.
Các nhà nghiên cứu phát hiện và công bố 5 loài nấm mới cho khoa học thuộc họ nấm thông Boletaceae và Entolomataceae tại Vườn Quốc gia và Khu bảo tồn Thiên nhiên của Việt Nam.