Ngày 24-10, Indonesia cho biết cảnh sát biển nước này đã hai lần xua một tàu hải cảnh Trung Quốc khỏi vùng biển Bắc Natuna trong những ngày gần đây.
Đây cũng là động thái mới nhất của Indonesia nhằm phản đối các hành động của Bắc Kinh trong vùng nước chiến lược này.
Biển Bắc Natuna là vùng biển phía bắc quần đảo Natuna (Indonesia) gần Biển Đông. Indonesia tuyên bố có vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) tại vùng biển này. Trong khi đó, Bắc Kinh tuyên bố khu vực này là một phần của "đường chín đoạn".
"Đường chín đoạn" hay "Đường 10 đoạn" (còn gọi là Đường lưỡi bò) là tên gọi để chỉ khu vực tại Biển Đông mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trái phép. Nó đi ngược lại luật pháp quốc tế và phán quyết về Biển Đông của Tòa Trọng tài vào tháng 7-2016.
"Tàu hải cảnh Trung Quốc đã tái xâm nhập vùng tài phán của Indonesia tại biển Bắc Natuna hôm 23-10", Cơ quan An ninh hàng hải (Bakamla) Indonesia phát thông cáo.
Theo đó, vào hôm 23-10, một tàu của cảnh sát biển Indonesia đã chặn tàu hải cảnh Trung Quốc và xua nó ra khỏi khu vực.
Cũng theo Bakamla, chiếc tàu Trung Quốc kể trên hôm 21-10 cũng đã có lần đi vào vùng biển Bắc Natuna. Khi một tàu Indonesia cố gắng liên lạc với tàu Trung Quốc qua radio, hải cảnh Trung Quốc đã trả lời rằng "khu vực này thuộc một phần quyền tài phán của Bắc Kinh".
Bakamla cho biết tàu hải cảnh Trung Quốc đã "gây rối hoạt động khảo sát" mà công ty dầu khí nhà nước Indonesia Pertamina đang thực hiện.
Trong sự vụ hôm 21-10, một tàu cảnh sát biển Indonesia cũng đã bám theo tàu Trung Quốc, và xua tàu này ra khỏi vùng biển mà Jakarta tuyên bố chủ quyền.
Năm 2017, Indonesia có động thái đáng chú ý khi đổi tên một vùng biển ngoài khơi đảo Natuna thành "biển Bắc Natuna", và đây được cho là hành động chọc giận Trung Quốc.
Indonesia không công nhận tuyên bố "đơn phương" của Trung Quốc về "đường chín đoạn" và nhấn mạnh sẽ phối hợp với các bên liên quan để tăng cường bảo vệ vùng đặc quyền kinh tế của mình trên biển Natuna.
Theo Hãng tin AFP, tàu Trung Quốc thỉnh thoảng đi vào các khu vực mà Indonesia tuyên bố chủ quyền ở biển Bắc Natuna, nằm ở rìa phía nam của Biển Đông, khiến Jakarta nhiều lần lên tiếng phản ứng.
Theo AFP, dưới đáy Biển Đông có thể có trữ lượng dầu mỏ và khí đốt khổng lồ chưa được khai thác, tuy các ước tính rất khác nhau.
Các vụ việc trên biển đối với Bắc Kinh này cũng là phép thử cho Tổng thống Prabowo Subianto mới nhậm chức của Indonesia. Ông Subianto cam kết sẽ tăng cường bảo vệ lãnh thổ quốc gia.
Hồi năm 2020, Indonesia đã triển khai máy bay chiến đấu và tàu chiến để tuần tra vùng biển phía bắc quần đảo Natuna, trong lúc nhiều tàu Trung Quốc xâm phạm khu vực này.
Bắc Kinh và Jakarta là những đồng minh kinh tế quan trọng, nhưng Jakarta cũng đang nỗ lực ngăn chặn các tàu nước ngoài đánh bắt cá trong vùng biển của mình, dẫn lý do hoạt động này khiến nền kinh tế của quốc gia vạn đảo thiệt hại hàng tỉ USD mỗi năm.
Ngày 15/2, bà Kim Yo-jong, em gái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, cho biết, chính quyền nước này để ngỏ khả năng cải thiện quan hệ với Nhật Bản.
Azerbaijan chỉ trích Pháp sau khi Paris cho rằng việc Baku mở chiến dịch quân sự tại Nagorno-Karabakh là 'phi pháp, không chính đáng'.
Giới chức Myanmar thông báo ba chiến hạm Trung Quốc cùng hàng trăm thủy thủ tới nước này để tham gia diễn tập chung.
Thượng tướng Nguyễn Tân Cương mời Tư lệnh và các lãnh đạo quân đội Malaysia sang dự kỷ niệm 80 ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam lần thứ hai.
Trải qua 20 kỳ, Đối thoại Shangri-La trở thành thương hiệu uy tín, diễn đàn hàng đầu trao đổi, thảo luận về các thách thức an ninh khu vực, quốc tế, vấn đề cùng quan tâm, hy vọng tìm ra cách tiếp cận, giải pháp mới…
Ngày 16/10, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết, Seoul sẽ đăng cai Diễn đàn an ninh quốc tế thường niên trong tuần này, nhằm trao đổi về các nỗ lực thúc đẩy hòa bình và hợp tác trong khu vực và trên thế giới.
Cựu tổng thống Mỹ Donald Trump 'phản công' ngay sau khi hai cựu quan chức cấp cao trong bộ máy chính quyền cũ lên tiếng chỉ trích ông 'phát xít'.
Nhân một năm xung đột Israel-Hamas bùng nổ, Giáo hoàng Francis lên án các cường quốc bất lực trước sự leo thang tại Trung Đông.
Trinh sát cơ SR-71 Mỹ gặp trục trặc trên vùng trời Baltic tháng 6/1987, được tiêm kích Thụy Điển hộ tống và ngăn chiến đấu cơ Liên Xô tiếp cận.