Ít nhất 11 người thiệt mạng và 45 người mất tích sau khi mưa lớn gây lở đất gần một mỏ vàng ở đảo Sulawesi tại miền trung Indonesia.
Khoảng 79 dân làng hôm 7/7 đang đào vàng tại một mỏ trái phép ở quận Bone Bolango thuộc tỉnh Gorontalo ở đảo Sulawesi thì hàng tấn bùn đổ ập xuống những ngọn đồi xung quanh và chôn vùi các khu trại tạm của họ, Heriyanto, người đứng đầu Văn phòng Tìm kiếm và Cứu hộ địa phương, hôm nay cho biết.
Theo quan chức này, lực lượng cứu hộ đã cứu được 23 người, trong đó có 6 người bị thương, đồng thời tìm thấy 11 thi thể, trong đó có hai phụ nữ và một bé trai 4 tuổi. Khoảng 45 người vẫn mất tích.
Một số nạn nhân là thợ mỏ, số khác là những người mở quầy hàng gần đó. "Không phải tất cả đều là cư dân địa phương", Heriyanto nói.
Nhiều cây cầu dẫn tới hiện trường đã bị sập. Lực lượng cứu hộ đang phải đi bộ tới khu vực này do địa hình hiểm trở. Ít nhất 180 người, bao gồm cảnh sát và quân nhân, đã được triển khai cho chiến dịch cứu hộ, cứu nạn, theo Heriyanto.
"Mưa lớn và việc các con đường đang bị bao phủ bởi bùn cũng như đất đá khiến nỗ lực tìm kiếm những người thiệt mạng, mất tích gặp nhiều khó khăn", Afifuddin Ilahude, quan chức phục trách công tác cứu hộ, nói.
Abdul Muhari, phát ngôn viên Cơ quan Quản lý Thiên tai Quốc gia Indonesia, cho biết những trận mưa lớn đổ xuống khu vực này từ hôm 6/7 còn làm vỡ một con đê, gây ngập lụt cao tới ba mét ở 5 ngôi làng tại Bone Bolango. Gần 300 ngôi nhà bị ảnh hưởng và hơn 1.000 người đã phải đi sơ tán.
Khai thác mỏ trái phép là hoạt động phổ biến tại Indonesia và mang lại sinh kế cho hàng nghìn người, dù nguy cơ bị thương nặng, thậm chí thiệt mạng, luôn trực chờ họ.
Lở đất, lũ lụt hoặc sập hầm chỉ là một số nguy hiểm mà các thợ mỏ phải đối mặt khi làm việc. Phần lớn quá trình xử lý quặng vàng đòi hỏi phải sử dụng các chất có độc tính cao như thủy ngân hay xyanua, trong khi thợ mỏ thường được trang bị rất ít hoặc không có dụng cụ bảo hộ.
Vụ tai nạn nghiêm trọng gần nhất liên quan đến hầm mỏ ở Indonesia diễn ra vào tháng 4/2022, khi lở đất ập xuống một mỏ vàng trái phép ở quận Mandailing Natal tại tỉnh Bắc Sumatra, khiến 12 phụ nữ thiệt mạng.
Phạm Giang (Theo AP, AFP)
Tờ The Times của Anh dẫn lời một sĩ quan Mỹ giấu tên cho hay, trước thềm chiến dịch phản công mùa Hè của Ukraine, NATO đã quá lạc quan về khả năng giành lại lãnh thổ của quân đội Ukraine. Tờ báo này lưu ý các quan chức Ukraine đã bắt đầu đổ lỗi cho các nước phương Tây về sự thiếu kiên quyết của họ.
Không quân Ukraine đăng video triển khai chiến đấu cơ MiG-29 thời Liên Xô ném bom dẫn đường GBU-62 JDAM-ER xuống các cây cầu ở tỉnh Kursk của Nga.
Không chỉ đối mặt với bất ổn chính trị, đói nghèo, cuộc sống của người dân Haiti còn bị đe dọa nghiêm trọng bởi các băng đảng tội phạm mọc lên như nấm…khiến khủng hoảng nhân đạo tại đất nước Caribe ngày càng thêm trầm trọng.
Ngày 23/2, tại Bắc Kinh, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã tổ chức trọng thể lễ kỷ niệm 73 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc (18/1/1950-18/1/2023).
Ba Lan cho biết vụ xâm phạm không phận nước này diễn ra vào thời điểm Nga tấn công bằng tên lửa và drone nhằm vào Ukraine vào hôm 26-8.
Theo Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Ngoại trưởng Vương Nghị sẽ bắt đầu chuyến thăm 4 ngày tới Nga, từ ngày 18/9 để đàm phán về an ninh.
Đại sứ Venezuela tại Việt Nam Juan Carlos Ferrnandes Juarez chia sẻ vớiBáo Thế giới & Việt Nam tình cảm mà Lãnh đạo và người dân Venezuela dành cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và kỳ vọng về quan hệ song phương trên cơ sở di sản mà các thế hệ đi trước đã để lại.
Theo Tổng biên tập RT Margarita Simonovna Simonyan và trang tin Baza của Nga, số người thiệt mạng trong vụ tấn công khủng bố đẫm máu tại phòng hòa nhạc Crocus City Hall ở thủ đô Moscow tối 22/3 đã tăng lên thành 143 người.
Mới đây, Tổng thống Bangladesh Mohammed Shahabuddin cùng 3 chỉ huy của lực lượng vũ trang và 13 thành viên điều phối của Phong trào sinh viên chống phân biệt đối xử đã họp và nhất trí về bộ khung của chính phủ lâm thời.