Những người Sherpa dọn rác, thu thập thi thể trên Everest nói "nóc nhà thế giới" đang tràn ngập rác, cần nhiều năm để dọn sạch.
Trong mùa leo Everest năm nay, chính phủ Nepal tài trợ cho một nhóm gồm 12 quân nhân, 18 người Sherpa để dọn rác, thu thập thi thể. Sherpa là nhóm người dân tộc bản địa làm dịch vụ dẫn đường và khuân vác hành lý cho những nhà leo núi.
Ang Babu, đứng đầu nhóm Sherpa, cho biết chiến dịch đã dọn 11 tấn rác và di dời 5 thi thể. Babu ước tính còn 40-50 tấn rác lưu lại ở South Col, còn gọi là Trại Bốn, trạm nghỉ chân gần đỉnh nhất.
"Hầu hết rác là vật thải ra từ những chuyến leo núi, như lều cũ, bao bì thực phẩm, bình gas, bình oxy, dây thừng. Rác xếp thành từng lớp, đóng băng do nhiệt độ thấp ở độ cao 8.000 m", Ang Babu nói.
Kể từ khi con người lần đầu chinh phục Everest năm 1953, hàng nghìn nhà leo núi đã đến đây thử sức.
Những năm gần đây, chính phủ Nepal bắt đầu siết quy định, yêu cầu nhà leo núi phải mang rác của mình xuống, nếu không sẽ bị mất tiền cọc. Họ cũng tăng cường nâng cao nhận thức về môi trường. Nhưng lượng rác lớn đã tồn đọng từ nhiều thập kỷ trước.
Trong nhóm dọn rác được chính phủ tài trợ, 18 người Sherpa làm nhiệm vụ thu gom rác, thi thể từ các khu vực cao hơn, trong khi 12 quân nhân làm việc ở vùng thấp hơn. Ông Ang Babu cho biết thời tiết là thách thức lớn đối với công việc ở Trại Bốn, nơi lượng oxy chỉ bằng 1/3 bình thường, bão tuyết có thể xảy đến đột ngột.
"Chúng tôi phải đợi khi thời tiết cải thiện, mặt trời làm tan lớp băng. Nhưng chờ lâu trong điều kiện này là điều không thể", ông nói.
Đào rác cũng là nhiệm vụ khó khăn, bởi rác bị đông lạnh bên trong lớp băng. Phá vỡ các khối không phải là điều dễ dàng.
Trong số 11 tấn rác được nhóm di dời, 3 tấn rác có thể phân hủy được chuyển đến các làng dưới chân núi. Số còn lại được chở đến thủ đô Kathmandu để xử lý, tái chế.
"Loại rác lâu đời nhất mà chúng tôi tiếp nhận là pin đèn pin từ năm 1957", Sushil Khadga, quản lý cơ sở tái chế ở thủ đô Nepal, nói.
Đức Trung (Theo AP)
Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 27/9.
Tình hình an ninh ở thành phố Fasher, thủ phủ bang Bắc Darfur ở phía Tây Sudan, gần đây ngày càng xấu đi.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, kêu gọi các nước lớn hành xử có trách nhiệm, chia sẻ thành tựu nghiên cứu khoa học - công nghệ để cùng phát triển.
Hàng nghìn tín đồ Hồi giáo cầu nguyện và chờ đợi tin tức về Tổng thống Raisi mất tích do sự cố trực thăng, một số lo sợ kịch bản xấu nhất.
Truyền thông Nga dẫn thông tin từ lực lượng cứu hộ ngày 22/3 cho biết, một vụ xả súng đã xảy ra tại trung tâm Crocus City Hall- một địa điểm chuyên tổ chức hòa nhạc gần thủ đô Moscow.
Sáng 20/6, Lễ kỷ niệm 47 năm hành trình lịch sử tiến tới đánh đổ chế độ diệt chủng của Samdech Techo Hun Sen (20/6/1977-20/7/2024) đã được Chính phủ Hoàng gia Campuchia long trọng tổ chức tại khu vực X16 thuộc xã Tonlung, huyện Memot, tỉnh Tboung Khmum (giáp với huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước của Việt Nam) dưới sự chủ trì của Thủ tướng Hun Manet.
Việt Nam được bầu vào UN Women, cơ quan LHQ về bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ, nỗ lực chống lại sự phân biệt, kỳ thị đối với phụ nữ và trẻ em gái.
Các điều tra viên Đức tịch thu 35,5 tấn cocaine có giá chợ đen khoảng 2,8 tỷ USD, trong vụ triệt phá lớn nhất từ trước tới nay ở nước này.
Ngày 22/10, Bộ Ngoại giao Ba Lan quyết định đóng cửa Tổng lãnh sự quán Nga tại Poznan và trục xuất các nhân viên của cơ quan này.