TP Huế từ đầu năm đến nay ghi nhận nhiều ca mắc bệnh sởi ở người lớn và trẻ em, trong đó có nhiều ca biến chứng nặng, phải thở máy.
Ngày 18-2, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết từ đầu năm đến nay, bệnh viện đã ghi nhận 131 ca dương tính với bệnh sởi, bao gồm 93 trẻ em và 38 người lớn (trong khi năm 2024 chỉ có 46 ca).
Đáng chú ý, nhiều bệnh nhi có bệnh nền khi mắc sởi dẫn đến biến chứng nặng, phải thở máy.
Bác sĩ Nguyễn Đắc Lương, phó trưởng khoa hồi sức tích cực - cấp cứu nhi, Trung tâm Nhi (Bệnh viện Trung ương Huế), cho biết từ đầu năm đến nay đơn vị đã tiếp nhận 5 ca sởi nặng, trong đó 3 ca phải thở máy.
Trong 3 ca này, có một bệnh nhi quê Hà Tĩnh chuyển vào với biến chứng viêm phổi, hiện sức khỏe đang tiến triển tốt.
Ngoài ra còn 2 cháu bé có bệnh nền là ung thư máu và viêm não tự miễn. Hiện cả hai đang được điều trị và theo dõi tích cực.
Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương, phó giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, cho biết sởi là bệnh dễ lây nhiễm qua đường hô hấp, có thể gây nhiều biến chứng nặng. Các ca bệnh nặng cần phải được cách ly và theo dõi sát.
Theo bác sĩ Hương, để phòng chống sởi hiệu quả, người dân nên chủ động đưa trẻ từ 9 tháng đến 2 tuổi chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ 2 mũi vắc xin sởi đi tiêm đầy đủ và đúng lịch. Đồng thời không cho trẻ tiếp xúc gần với người nghi mắc sởi, và giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ hằng ngày.
Bác sĩ Hương cũng cho biết để tăng cường phòng chống dịch cúm, sởi và các bệnh lây truyền qua đường hô hấp, lãnh đạo bệnh viện đã chỉ đạo các trung tâm, khoa, phòng cảnh giác với các triệu chứng như ho, sốt, khó thở nhằm phát hiện sớm và cách ly kịp thời các ca bệnh.
Bên cạnh đó, bệnh viện sẽ giám sát chặt chẽ bệnh nhân nặng, bệnh nhân tại khu vực hồi sức tích cực và nhóm có nguy cơ cao. Các biện pháp như tăng cường vệ sinh cá nhân và môi trường, khử khuẩn tại khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao, cải thiện không khí, và hạn chế tập trung đông người trong không gian kín cũng được thực hiện.
"Bệnh viện cũng khuyến cáo cán bộ, nhân viên, học viên, bệnh nhân, người nhà và khách đến liên hệ công tác thực hiện đeo khẩu trang khi vào khuôn viên bệnh viện, đặc biệt tại khu vực có nguy cơ cao", bác sĩ Hương nói.
Giám đốc Bệnh viện Phụ sản trung ương Nguyễn Duy Ánh vừa được Đại học Quốc gia Hà Nội bổ nhiệm kiêm nhiệm vị trí phó hiệu trưởng Trường Đại học Y dược, trường trực thuộc của Đại học Quốc gia Hà Nội.
Quân y đảo Song Tử Tây (huyện Trường Sa, Khánh Hòa) đã hỗ trợ cấp cứu thành công cho 6 ngư dân bị ngộ độc do ăn cá hồng.
Một nữ sinh 12 tuổi ở tỉnh Buri Ram nhập viện trong tình trạng khó thở, nôn mửa và suy nhược nghiêm trọng, sau 2 năm hút thuốc lá điện tử.
Hai nam thanh niên đã tự bẻ gãy “cậu nhỏ” khi đang cương cứng khiến “cậu nhỏ” đau nhiều, sưng tím, biến dạng và phải đến bệnh viện cấp cứu.
Nhận tin một bệnh nhân có nhóm máu hiếm cần một lượng máu để phẫu thuật, anh Đặng Bá Cường đã vượt quãng đường 60km đến hiến máu cứu người.
Bệnh viện Phụ sản trung ương vừa tiếp nhận một sản phụ mang quốc tịch Nigeria, mang thai 35 tuần, con lần thứ tư, có tiền sử mổ lấy thai ba lần, đến viện trong tình trạng đau bụng dữ dội do vỡ tử cung.
Ngày 17-2, Sở Y tế tỉnh Đồng Tháp tổ chức cuộc đối thoại giữa gia đình bệnh nhân với lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Đồng Tháp, sau vụ việc người dân phản ánh bảo vệ làm khó khi lên xuống thang máy và bác sĩ trực 'thiếu ân cần' gây bức xúc dư luận.
Người hiến máu tình nguyện ở Đà Nẵng có thể nhận được 2/3 số tiền của người hiến máu lấy tiền.
Bệnh cúm mùa gia tăng nên nhiều người dân phố núi Buôn Ma Thuột và các huyện lân cận tại Đắk Lắk đến các cơ sở tiêm chủng xếp hàng tiêm vắc xin.