Ông Nguyễn Đình Hưng - phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội - đề xuất như vậy tại phiên thảo luận tổ, phiên họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội chiều 8-7.
Chiều 8-7, trong khuôn khổ kỳ họp thứ 25, HĐND TP Hà Nội đã thảo luận tại tổ về một số nội dung chuyên đề quan trọng trình tại kỳ họp. Vấn nạn hàng giả, hàng nhái, an toàn thực phẩm được các đại biểu quan tâm, bàn thảo sôi nổi.
Phát biểu tại tổ, ông Nguyễn Đình Hưng - phó giám đốc Sở Y tế Hà Nội - cho biết hiện có trên 80.000 cơ sở kinh doanh thực phẩm, trong khi lực lượng quản lý chuyên trách về an toàn thực phẩm chỉ có khoảng 250 người.
Ông cho rằng đây là một trong những nguyên nhân khiến công tác kiểm tra, giám sát gặp rất nhiều khó khăn.
Theo vị lãnh đạo ngành y tế thủ đô, từ năm 2023 đến nay, các cấp của Hà Nội đã tiến hành hơn 200.000 lượt kiểm tra, xử phạt trên 12.900 cơ sở vi phạm, tổng số tiền phạt hơn 52 tỉ đồng.
Một số cơ sở vi phạm nghiêm trọng đã bị đình chỉ hoạt động hoặc buộc ngừng sản xuất.
Dù vậy, tình trạng hàng giả, hàng nhái, sản phẩm không đảm bảo chất lượng vẫn diễn ra phổ biến. Trong đó có các nhóm thực phẩm chức năng, sữa, đồ uống và bếp ăn tập thể.
Để xử lý căn cơ vấn đề này, ông Hưng đưa ra một loạt đề xuất, trong đó cần nâng gấp đôi mức xử phạt so với hiện hành để có tính răn đe hơn.
"Cần gắn vi phạm với mã định danh cá nhân, tiến tới đình chỉ kinh doanh vĩnh viễn với cá nhân, tổ chức tái phạm nghiêm trọng. Tránh tình trạng cơ sở vi phạm bị tước giấy phép xong lại chuyển địa điểm khác" - ông Nguyễn Đình Hưng đề xuất.
Đóng góp thêm ý kiến, đại biểu Phạm Đình Đoàn cho rằng hiện thực phẩm chức năng, thực phẩm bảo vệ sức khỏe đang trôi nổi nhiều trên thị trường. Ngoài ra, vấn đề an toàn thực phẩm trước cổng trường học là đáng báo động.
Nêu ví dụ, ông Đoàn cho biết tình trạng học sinh vô tư ăn uống trước cổng trường trong khi các món bán rong như thịt nướng, xúc xích giá rẻ khó đảm bảo vệ sinh.
"Nếu không kiểm soát tốt, lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thế hệ trẻ, nhất là trong bối cảnh mỗi năm Việt Nam có khoảng 170.000 - 180.000 ca mắc ung thư, một trong những tỉ lệ mắc ung thư cao đáng báo động" - ông Đoàn nói.
Về đề án hỗ trợ bữa ăn trưa miễn phí cho học sinh, phát biểu ý kiến tại tổ, đại biểu Nguyễn Quang Tuấn - phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội - cho rằng đây là một chính sách rất nhân văn, thể hiện sự quan tâm của thành phố với thế hệ tương lai.
Tuy nhiên, việc triển khai cần được nhìn nhận một cách toàn diện, không chỉ dừng lại ở việc "có bữa ăn" hay "miễn phí", mà phải đảm bảo dinh dưỡng, an toàn thực phẩm và phù hợp với thể trạng của trẻ.
"Không thể chỉ nghĩ rằng cứ có kinh phí hỗ trợ là đủ. Các yếu tố về điều kiện ăn, nghỉ của học sinh cũng rất quan trọng, nhất là với học sinh tiểu học và mầm non. Bàn ghế, không gian sinh hoạt, vệ sinh, thói quen ăn uống, cả yếu tố tâm lý, giới tính… đều phải tính đến" - ông Tuấn nói.
Nghiên cứu mới của Đại học Oxford cho thấy chỉ với 7.000 bước mỗi ngày, nguy cơ mắc 13 loại ung thư có thể giảm đáng kể.
Với tinh thần 'không ai bị bỏ lại phía sau', Bệnh viện Chợ Rẫy sẽ hỗ trợ mua bảo hiểm y tế cho bệnh nhân trên toàn quốc.
Số ca an tử tại Bỉ tăng báo động trong năm 2024 với gần 4.000 ca, trung bình 11 ca mỗi ngày, phản ánh sự thay đổi trong quan điểm của người Bỉ về 'cái chết êm ái'.
Sau một học sinh lớp 2 tại Quảng Nam chết vì sốt kéo dài nhưng không được tới cơ sở y tế điều trị kịp thời, sáng 9-3 có thêm một trường hợp tử vong.
Đừng để người tiêu dùng mãi 'xé túi mù' với niềm tin vào sản phẩm mà họ đã xem người nổi tiếng quảng cáo quá lố.
Một trạm hiến máu ở Đài Đông (Đài Loan) tặng gà nướng cho người đến hiến máu để tháo gỡ tình trạng cạn kiệt.
Nam thanh niên 20 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng liệt tứ chi, không thể đi lại. Nguyên nhân được xác định là do sử dụng thuốc bột không rõ nguồn gốc, thành phần để trị nhiệt miệng.
Ngày 3-3, Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) phối hợp với Bộ Y tế phát động chiến dịch truyền thông 'Bảo vệ bé từ những bước đầu tiên', nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của vắc xin rota trong việc phòng ngừa tiêu chảy do vi rút.
Kể từ ngày 1-3, hơn 1.500 nhân sự Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP.HCM sẽ sáp nhập vào Sở Y tế thành Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bảo trợ xã hội.