Lực lượng Houthi phóng tên lửa về phía hai tàu hàng phục vụ quân đội Mỹ và nhóm chiến hạm hộ tống, buộc các tàu hàng quay đầu.
Hãng tàu Maersk thông báo hai tàu hàng thuộc công ty con Maersk Line, Limited (MLL) phải đình chỉ hành trình và quay đầu rời eo biển Bab al-Mandab sau hàng loạt vụ nổ xảy ra ở khoảng cách gần hôm 24/1. "Tàu chiến Mỹ đã đánh chặn hàng loạt đầu đạn trong sự việc. Không có thương vong và thiệt hại, các tàu đang được hộ tống về Vịnh Aden", hãng tàu ra thông cáo cho hay.
MLL là chi nhánh chuyên vận chuyển hàng hóa cho Bộ Quốc phòng Mỹ và nhiều cơ quan chính phủ khác.
Maersk nói rằng cả hai tàu đều nằm trong Chương trình An ninh Hàng hải (MSP) và Thỏa thuận Vận tải đường biển Đa phương thức Tự nguyện (VISA), các dự án do Lầu Năm Góc điều hành để vận chuyển lực lượng, nhu yếu phẩm và thiết bị quân sự trong thời chiến hoặc tình huống khẩn cấp. Điều đó khiến chúng được các tàu chiến Mỹ hộ tống trên hành trình ở eo biển Bab al-Mandab.
Yahya Sarea, phát ngôn viên Houthi, cùng ngày tuyên bố lực lượng này đã phóng tên lửa đạn đạo nhằm vào các tàu chiến đang hộ tống hai tàu hàng Mỹ, nhấn mạnh đòn tập kích buộc nhóm tàu hàng quay đầu rời khỏi khu vực. "Các quả đạn đã trúng mục tiêu, bất chấp nỗ lực đánh chặn của chiến hạm", ông nói.
Bộ tư lệnh Trung tâm, đơn vị phụ trách hoạt động của quân đội Mỹ tại Trung Đông, nói rằng Houthi đã phóng 3 tên lửa đạn đạo diệt hạm nhằm vào tàu hàng Maersk Detroit trong lúc nó di chuyển qua Vịnh Aden.
Nhóm vũ trang Houthi tại Yemen nhiều lần phóng tên lửa và máy bay không người lái (UAV) vào tàu hàng ở Biển Đỏ từ tháng 11/2023, nhằm thể hiện ủng hộ với lực lượng Hamas ở Dải Gaza, đồng minh của nhóm trong "trục kháng chiến" chống Israel do Iran dẫn dắt ở Trung Đông.
Các vụ tập kích khiến nhiều công ty vận tải ngừng cho tàu thuyền đi qua Biển Đỏ, thay vào đó di chuyển vòng qua Mũi Hảo Vọng của Nam Phi. Điều này làm tăng đáng kể thời gian và chi phí hành trình của các chuyến tàu hàng.
Hãng tàu Maersk hồi đầu tháng thông báo điều chuyển mọi tuyến hàng hải ra xa Biển Đỏ, ngoại trừ các tàu hàng thuộc biên chế MLL. Tuy nhiên, MLL tuyên bố sẽ đình chỉ mọi hoạt động tại khu vực "do căng thẳng leo thang" sau vụ tập kích ngày 24/1.
Vũ Anh (Theo Reuters)
Ngày 5-8, Iran tuyên bố nước này có 'quyền hợp pháp' đáp trả vụ thủ lĩnh Hamas Ismail Haniyeh bị ám sát tại Tehran vào tuần trước.
Hình ảnh trên mạng xã hội cho thấy Nga dường như bắt đầu sử dụng UAV kiểu Shahed được trang bị động cơ phản lực để tập kích Ukraine.
Ngày 28/2, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan ra tuyên bố rõ ràng hơn về các hành động của Yerevan sau khi thông báo đình tham gia Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO).
Lầu Năm Góc lên kế hoạch 'qua mặt' Quốc hội nước này để gửi viện trợ quân sự cho Ukraine thông qua biện pháp mua thiết bị quân sự trong gói đã được phê duyệt.
Tối 8-11, Chủ tịch nước Lương Cường rời Hà Nội, bắt đầu chuyến công tác nước ngoài đầu tiên với hai điểm đến là Chile và Peru.
Quân đội Ba Lan khẳng định không có vụ máy bay trực thăng nào bay vào lãnh thổ Belarus như cáo buộc.
Ngày 4/10, Cơ quan nhân quyền của Liên hợp quốc (LHQ) cho biết, hàng chục người, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, đã thiệt mạng trong một vụ xả súng băng đảng ở Haiti.
Quan chức tình báo Mỹ bị bắt tại Campuchia, Ukraine công bố “kế hoạch” mới cho cuộc xung đột, Nghị viện châu Âu kêu gọi cấm tàu chở dầu Nga đi qua eo biển Manche, bất đồng trong nội bộ Chính phủ Israel tiếp tục gia tăng… là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.
Ngày 21/7, một vụ tấn công vũ trang xảy ra tại cơ sở bán bia ở phía Nam thành phố Morelia, thủ phủ bang miền Tây Michoacán (Mexico), khiến 5 thanh niên dưới 18 tuổi thiệt mạng và hai người bị thương.