Ngày 28/2, Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan ra tuyên bố rõ ràng hơn về các hành động của Yerevan sau khi thông báo đình tham gia Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO).
Thủ tướng Armenia ra tuyên bố rõ ràng, mối quan hệ với CSTO không còn cứu vãn? |
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan. (Nguồn: TASS) |
Hãng thông tấn TASS của Nga dẫn lời Thủ tướng Pashinyan quả quyết: “Việc đình chỉ quan hệ với CSTO có nghĩa là Armenia không có đại diện thường trực tại liên minh này cũng như không tham gia các sự kiện ở cấp cao và cấp cao nhất”.
Tin liên quan |
Thừa nhận quá Thừa nhận quá 'phụ thuộc' Moscow, một nước châu Á muốn 'rời vòng tay' Nga hướng tới NATO |
Tuần trước, ông Pashinyan tuyên bố đình chỉ tư cách thành viên của Armenia trong liên minh, song không nêu rõ ý nghĩa của động thái này. SCTO khi đó cho hay, họ chưa nhận được đơn chính thức từ Armenia về việc này.
Trong khi đó, Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko khẳng định, lãnh đạo các nước còn lại trong CSTO "đang phản ứng hoàn toàn bình tĩnh”, nói thêm rằng nếu Armenia muốn ở lại tổ chức thì có thể làm như vậy vì chưa có ai yêu cầu hoặc sẽ yêu cầu Yerevan rời đi.
Armenia là thành viên của CSTO - được thành lập năm 1992, cùng với Nga, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan.
CSTO thực hiện cơ chế nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên, theo đó các nước thành viên lần lượt đảm nhiệm vị trí này mỗi năm. Tương tự Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), hiến chương CSTO cũng có điều khoản về phòng vệ tập thể, coi hành động tấn công một thành viên đồng nghĩa tấn công cả khối.
Kể từ khi lên nắm quyền ở Armenia trong cuộc cách mạng năm 2018, Thủ tướng Pashinyan đã làm sâu sắc thêm mối quan hệ của Yerevan với châu Âu và Mỹ.
Nhà lãnh đạo quốc gia Kavkaz đã bỏ qua một số cuộc họp gần đây của CSTO, trong bối cảnh quan hệ của Yerevan với Moscow - thành viên hàng đầu của tổ chức đang suy giảm mạnh.
Armenia nhiều lần cáo buộc Nga không bảo vệ được đồng minh trước Azerbaijan - quốc gia vốn đang có tranh chấp với Yerevan liên quan vùng lãnh thổ Nagorno-Karabakh.
Đặc biệt, ngay sau khi ông Pashinyan tuyên bố đình chỉ tư cách thành viên ở CSTO, Pháp và Armeina đã ký các hợp đồng nhằm giúp Yerevan hiện đại hóa quân đội và tăng cường năng lực phòng thủ.
Hàn Quốc thông báo sản xuất hàng loạt vũ khí laser chống drone chi phí thấp, các phiên bản nâng cấp dự kiến có thể 'thay đổi cục diện'.
Chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư - Chủ tịch nước Tô Lâm đã góp phần quan trọng thúc đẩy kết nối chiến lược phát triển giữa hai nước, đặc biệt 'kết nối cứng' vì lợi ích người dân.
Xung đột Nga - Ukraine có thể vẫn sẽ nóng rực trong các tháng mùa đông năm nay.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, ngày 18/2, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un nhận được một món quà tặng đặc biệt từ Tổng thống Nga Vladimir Putin. Đó là chiếc ô tô hạng sang được trang bị công nghệ tối tân màu đen hiệu Aurus Limousine do Nga sản xuất.
Theo Chủ tịch Tập Cận Bình, Bắc Kinh sẵn sàng tăng cường hợp tác và thúc đẩy tình đoàn kết với Islamabad, tuy nhiên Pakistan cần đảm bảo an toàn cho các tổ chức và nhân viên nước Trung Quốc làm việc ở đó.
Quân đội Nga thông báo tập kích cơ sở huấn luyện phi công và kỹ thuật viên của Ukraine, tuyên bố phá hủy toàn bộ mục tiêu đã định.
Ukraine đã cấm các quan chức chính phủ, quân nhân, lực lượng an ninh, quốc phòng cài đặt ứng dụng nhắn tin Telegram trên các thiết bị do nhà nước cấp, với lý do đảm bảo an ninh quốc gia.
Avdeevka có thể là bàn đạp để Nga mở rộng tấn công hàng loạt cứ điểm kiên cố của Ukraine, tiến tới kiểm soát hoàn toàn tỉnh Donetsk và nhiều đô thị khác.
Dân quân Iraq triển khai drone tấn công cảng Eilat ở miền nam Israel, gây thiệt hại hạ tầng và làm hai người bị thương.