Lầu Năm Góc lên kế hoạch 'qua mặt' Quốc hội nước này để gửi viện trợ quân sự cho Ukraine thông qua biện pháp mua thiết bị quân sự trong gói đã được phê duyệt.
Bộ Quốc phòng Mỹ muốn |
Bộ Quốc phòng Mỹ đang tìm cách "lách luật" để tiếp tục hỗ trợ Ukraine. (Nguồn: dhr.virginia.gov) |
Kênh truyền hình CNN dẫn nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Mỹ ngày 28/2 tiết lộ Lầu Năm Góc lên kế hoạch “qua mặt” Quốc hội nước này để gửi viện trợ quân sự cho Ukraine thông qua biện pháp mua thiết bị quân sự bằng số tiền 4 tỷ USD còn lại được Tổng thống Joe Biden phân bổ cho mục đích này.
Tin liên quan |
Sau nhiều trắc trở, Thượng viện Mỹ tung dự luật an ninh có khoản viện trợ Ukraine nhưng tương lai Sau nhiều trắc trở, Thượng viện Mỹ tung dự luật an ninh có khoản viện trợ Ukraine nhưng tương lai 'khó nói' |
Theo nguồn tin từ Lầu Năm Góc, kế hoạch này vẫn chưa được thông qua, nhưng đang được xem xét ngay cả khi không có sự đảm bảo rằng Quốc hội Mỹ cuối cùng sẽ chấp thuận gói viện trợ mới cho Ukraine hay không. Ngoài ra, trong bối cảnh tình hình khó khăn trên chiến trường, Lầu Năm Góc đang thảo luận về “Kế hoạch B tiềm tàng” khác.
CNN nhận định 4 tỷ USD còn lại từ khoản tài trợ của Tổng thống Biden không thể được phân bổ cho các hợp đồng mới nếu không có sự chấp thuận của Quốc hội Mỹ, song Lầu Năm Góc có quyền sử dụng nguồn dự trữ của quân đội Mỹ để gửi thiết bị quân sự đến Ukraine.
Trước đó, Lầu Năm Góc không dám thực hiện bước đi như vậy nếu không có sự đảm bảo về việc các nhà lập pháp sẽ phân bổ kinh phí bổ sung. Bộ Quốc phòng Mỹ giải thích quan điểm này xuất phát từ rủi ro đối với khả năng phòng thủ của đất nước.
Thượng viện đã thông qua gói viện trợ trị giá 95 tỷ USD, trong đó gồm cả 60 tỷ USD cho Kiev. Tuy nhiên, đảng Cộng hòa tại Hạ viện tuyên bố từ chối ủng hộ gói viện trợ cho Kiew mới này.
Mỹ dẫn đầu về mức độ hỗ trợ mà các nước phương Tây cung cấp cho Ukraine. Theo tính toán của Viện Kinh tế Thế giới Kiel (Đức), từ tháng 1/2022 đến hết tháng 9/2023, Washington đã phân bổ khoảng 75,4 tỷ USD (0,33% GDP) cho Kiev, trong đó 45,7 tỷ USD là hỗ trợ quân sự, 25,8 tỷ USD dùng để hỗ trợ tài chính, 3,8 tỷ USD là hỗ trợ nhân đạo.
Tổng cộng, kể từ ngày 24/2/2022, khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra, Quốc hội Mỹ đã phê duyệt 4 gói viện trợ quân sự cho Ukraine với tổng giá trị hơn 113 tỷ USD.
Ngày 3.9, tại Jakarta, Indonesia, các quan chức cao cấp (SOM) ASEAN đã rà soát công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 và các...
Geoffrey Kitchen, người đàn ông thiệt mạng trong vụ máy bay Singapore gặp nhiễu động, là giám đốc một nhà hát Anh, có vấn đề về tim trong thời gian gần đây.
Chính phủ Arab Saudi thông báo số 1.300 người đã thiệt mạng trong lễ Hajj tại Mecca, 83% là người hành hương không có giấy phép.
Ngày 25/7, Đại sứ quán Việt Nam tại Bỉ/Luxembourg – Phái đoàn Việt Nam tại EU đã treo cờ rủ, tổ chức lễ viếng và mở sổ tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Trung Quốc tin Iran có thể 'xử lý tốt tình hình' và giúp khu vực tránh bất ổn thêm trong khi bảo vệ chủ quyền của mình.
Pháo đài Janjira ngoài khơi phía tây Ấn Độ được mệnh danh 'bất khả xâm phạm', do chưa từng bị đối thủ chinh phục sau hàng trăm năm tồn tại.
Ngày 7/7, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam đón đoàn Hội Hữu nghị và Hợp tác văn hoá Ấn Độ (ISCUF) do ông Mohanty Bijay, Phó Chủ tịch ISCUF, dẫn đầu thăm và làm việc tại Việt Nam.
An ninh Ukraine thông báo bắt một cựu binh với cáo buộc chỉ thị cho Nga tập kích các mục tiêu tại tỉnh Kharkov.
Lực lượng phòng vệ Đài Loan đang giám sát tình hình sau khi xuất hiện hình ảnh tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc nổi lên gần đường trung tuyến ngoài khơi hòn đảo.