Tối 8-11, Chủ tịch nước Lương Cường rời Hà Nội, bắt đầu chuyến công tác nước ngoài đầu tiên với hai điểm đến là Chile và Peru.
Khoảng 2105h, chuyên cơ cất cánh rời sân bay Nội Bài (Hà Nội), đưa Chủ tịch nước Lương Cường cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến điểm dừng chân đầu tiên là Chile.
Trước đó, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Chủ tịch nước sẽ thăm chính thức Chile từ ngày 9 đến 12-11. Người đứng đầu Nhà nước Việt Nam sau đó thăm chính thức Peru, dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) năm 2024 từ ngày 12 đến 16-11.
Hai chuyến thăm diễn ra theo lời mời của Tổng thống Chile Gabriel Boric Font và Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra.
Đoàn chính thức tháp tùng Chủ tịch nước có: Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn; Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải; Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng.
Ngoài ra còn lãnh đạo các bộ Công an, Ban Đối ngoại trung ương, Ngoại giao, Tài chính, Công thương, Kế hoạch và Đầu tư.
Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Phạm Tấn Công; Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Dũng; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An Bùi Đình Long; Đại sứ Việt Nam tại Chile Nguyễn Việt Cường; Trợ lý Chủ tịch nước Dương Quốc Hưng cũng tháp tùng đoàn.
Dự kiến trong chuyến thăm, Chủ tịch nước Lương Cường sẽ có các cuộc hội đàm, hội kiến với các nhà lãnh đạo Chile và Peru cùng các hoạt động quan trọng khác.
"Chuyến thăm sẽ đem đến 'sức sống mới' cho quan hệ Việt Nam - Chile, nhất là trên các lĩnh vực mà hai bên còn nhiều tiềm năng hợp tác", Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng khẳng định trong cuộc trả lời báo chí trước chuyến thăm.
Cũng theo bà Hằng, với Peru, chuyến thăm được kỳ vọng sẽ là "dấu mốc lịch sử, góp phần củng cố nền tảng quan hệ chính trị tốt đẹp giữa hai nước, nâng cao hiệu quả hợp tác trong các lĩnh vực tiềm năng, và hướng tới đưa quan hệ lên một tầm cao mới".
Trong thời gian ở Peru, Chủ tịch nước Lương Cường sẽ tham dự Tuần lễ cấp cao APEC.
Đây là dịp để Chủ tịch nước gặp gỡ, tiếp xúc với các nhà lãnh đạo APEC, trong đó có nhiều Đối tác chiến lược toàn diện, Đối tác chiến lược của Việt Nam, góp phần không ngừng làm sâu sắc quan hệ với các thành viên APEC.
Người đứng đầu Nhà nước cũng sẽ nêu "nhiều đề xuất mang tính chiến lược và đột phá" nhằm phát huy hơn nữa vai trò, vị thế của APEC trong hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế, ứng phó với các thách thức đặt ra với cộng đồng quốc tế nói chung và khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng.
Cũng theo thứ trưởng Bộ Ngoại giao, Chủ tịch nước Lương Cường sẽ truyền tải thông điệp về khát vọng vươn mình của dân tộc Việt Nam trong kỷ nguyên mới, những định hướng lớn về phát triển, đối ngoại và hội nhập quốc tế của Việt Nam, trong đó khu vực châu Á - Thái Bình Dương và APEC là một trong những ưu tiên hàng đầu.
Đồng thời, ông sẽ kêu gọi các nền kinh tế thành viên APEC và cộng đồng doanh nghiệp khu vực tiếp tục đồng hành, hỗ trợ Việt Nam hiện thực hóa mục tiêu trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
Chủ tịch nước Lương Cường tuyên thệ nhậm chức ngày 21-10 vừa qua. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông trên cương vị người đứng đầu Nhà nước Việt Nam.
Chuyến đi, theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng, "có ý nghĩa và tầm quan trọng đặc biệt cả về song phương và đa phương".
Trước khi lên đường, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm trực tuyến với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith trong chiều 8-11. Trong đó, nhà lãnh đạo Lào đã mời Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân thăm cấp nhà nước tới Lào vào thời gian thích hợp.
Chủ tịch nước Lương Cường đã vui vẻ nhận lời và đề nghị hai bên thu xếp qua đường ngoại giao.
Báo Bild ngày 16/3 cho biết đại đa số các nghị sĩ liên minh cầm quyền của Đức đã bỏ phiếu tại Nghị viện châu Âu (EP) ủng hộ việc cung cấp tên lửa hành trình Taurus cho Ukraine.
Chiến hạm Nga bị hư hại ở mạn trái, một số khu vực lộ ra ngoài sau khi Ukraine tập kích tên lửa nhà máy đóng tàu tại Crimea.
Nga, Trung Quốc phủ quyết dự thảo nghị quyết Hội đồng Bảo an về xung đột Gaza do Mỹ đề xuất, cho rằng nó không kêu gọi ngừng bắn hoàn toàn.
Chiến thắng Điện Biên Phủ 1954 là một chiến thắng vượt qua cả không gian và thời gian.
Sputnik đưa tin, ngày 2/1, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố không cho phép hai tàu săn mìn của Anh di chuyển qua các eo biển ở nước này để đến Ukraine.
Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc ngày 23/4 cho biết ông Yoon Suk Yeol dự kiến sẽ trao Huân chương Quân công hạng Nhất của Hàn Quốc cho 3 cựu chiến binh Mỹ từng tham gia Chiến tranh Triều Tiên 1950-1953 nhân chuyến thăm cấp nhà nước đến Mỹ vào tuần tới.
Mike Johnson cảnh báo Hạ viện Mỹ sẽ không duyệt dự luật về viện trợ quân sự cho Ukraine và biên giới Mỹ do phe Dân chủ thúc đẩy.
Ngày 20/11, Anh đồng chủ trì Hội nghị thượng đỉnh An ninh lương thực toàn cầu tại thủ đô London, cùng với Somalia, Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Tổ chức Quỹ đầu tư trẻ em (CIFF) và Quỹ Bill & Melinda Gates.
Quan chức Kharkov thừa nhận tình hình ở thành phố tiền phương Vovchansk khó lường, khi giao tranh liên tục diễn ra trên các tuyến phố.