Giang Văn Tân - học sinh bị bại não bẩm sinh - vừa chính thức bước vào giảng đường đại học RMIT.
Tân theo học ngành công nghệ thông tin, là một trong tám tân sinh viên nhận "Học bổng Chắp cánh ước mơ" của Đại học RMIT Việt Nam năm 2024. Học bổng bao gồm học phí, sinh hoạt phí và phương tiện học tập.
Giang Văn Tân sinh ra ở xóm phao tại bãi giữa sông Hồng, Hà Nội. Tân mắc chứng cứng cơ do căn bệnh bại não bẩm sinh. Mặc dù vậy, Tân vẫn không ngừng mơ về một tương lai tươi sáng hơn.
Bệnh bại não ảnh hưởng tới khả năng vận động, buộc Tân phải dùng xe lăn. Những con đường ở bãi giữa sông Hồng khiến việc đi lại của Tân càng khó khăn hơn. Nhưng, bố mẹ là đôi chân của Tân suốt 12 năm đến trường.
"Bố mẹ luôn là đôi chân của tôi. Suốt 12 năm ròng, bất kể nắng mưa, bố mẹ luôn cõng tôi trên vai qua những con đường gập ghềnh, bụi bặm để đến trường. Sự hy sinh mà bố mẹ dành cho tôi không gì có thể sánh được và chính là nguồn động lực vô cùng to lớn giúp tôi không ngừng tiến về phía trước" - Tân bày tỏ lòng biết ơn đối với bố mẹ.
Cũng vì căn bệnh này mà Tân đi học muộn hơn các bạn đồng trang lứa. Mặc dù vậy, Tân học hành tiến bộ rất nhanh, đặc biệt ở các môn khoa học tự nhiên và xã hội, văn học cũng như lịch sử. Tân dành được nhiều giải thưởng, trong đó có giải 3 kỳ thi học viên giỏi các môn văn hóa lớp 12, chương trình Giáo dục thường xuyên cấp THPT, thành phố Hà Nội.
Nhưng hành trình của anh không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Năm lớp 9, Tân phải tạm nghỉ do vấn đề sức khỏe. "Tôi nghĩ cánh cửa đến với giáo dục của mình đã khép lại", Tân nói.
Với sự động viên của gia đình cũng như Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh (Blue Dragon), Tân đến trường trở lại với nhận thức rõ ràng về vai trò hết sức quan trọng của giáo dục trong việc cải thiện cuộc sống của bản thân cũng như gia đình.
Để đến được ngày này là hành trình không hề dễ dàng với Tân. Toàn bộ tài sản có giá trị của Tân, bao gồm cả chiếc máy tính xách tay mà Blue Dragon tặng, đều bị cuốn trôi theo siêu bão Yagi. Tân và gia đình hiện đang sống tạm ở nhà do tổ chức Blue Dragon thuê.
Dù đỗ vào một số trường đại học sau khi tốt nghiệp THPT, Tân không thể đi học do điều kiện tài chính không cho phép. Thay vào đó, Tân vào Trung tâm Nghị lực sống để học cách sống tự lập cũng như trau dồi một số kỹ năng có ích. Năng khiếu về công nghệ của Tân đã được trung tâm chú ý và tuyển anh vào làm cộng tác viên dán nhãn dữ liệu.
Nói về lý do chọn ngành công nghệ thông tin, Tân cho biết đam mê dành cho công nghệ thông tin của mình được khơi gợi từ năm 7 tuổi, khi Tân tình cờ gặp một nhân viên phụ trách công nghệ thông tin cho Blue Dragon.
"Làm việc với máy tính có thể giúp cháu đứng trên đôi chân bình đẳng như những người khác và có khi còn giúp cháu đi nhanh hơn". Lời chia sẻ của chú nhân viên công nghệ thông tin khi đó khiến Tân đến giờ vẫn nhớ như in. Đó cũng chính là động lực thúc đẩy Tân theo học ngành này.
Mặc dù vậy, dù biết đến Học bổng Chắp cánh ước mơ RMIT Việt Nam từ khi tốt nghiệp phổ thông nhưng khi đó không ứng tuyển. Ba năm qua, Tân dành thời gian tự học và tham gia các hoạt động cộng đồng để dám chắc rằng mình thật sự thích công nghệ thông tin.
Năm nay được Blue Dragon tiến cử, Tân nói "sau nhiều năm chuẩn bị, tôi quyết định nắm lấy cơ hội. Tôi muốn trở thành một kỹ sư phần mềm, Nhưng hơn thế nữa, tôi muốn dùng kiến thức để hỗ trợ lại cho cộng đồng những người bị bệnh giống mình".
Người đồng hành cùng Tân trong vài năm qua là đồng giám đốc điều hành Blue Dragon, ông Đỗ Duy Vị. Ông dành nhiều lời khen ngợi dành cho Tân. Ông nói Tân đã vượt qua muôn vàn thách thức trong suốt cuộc đời, là một trong những người thông minh nhất mà ông từng gặp.
"Tân là người dẫn dắt đội nhóm thực thụ trong thời gian đồng hành cùng Blue Dragon. Tân sáng dạ, lạc quan và là người luôn giúp đỡ những đứa trẻ mới vào gia đình Blue Dragon. Tân quyết tâm cho những đứa trẻ khác thấy rằng chúng có thể đạt được những điều tuyệt vời bất kể xuất thân là gìNhờ đó, Tân được trao giải Gương sáng trong chương trình Tết thường niên của Blue Dragon vào năm 2022" - ông Vị chia sẻ thêm.
Tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh là bức tranh trung thực về xã hội miền Nam thời đó với đủ loại nhân vật, tập tục, lề thói.
Nhà giàn DK1 đã không còn xa lạ, trở thành 'thành đồng' vững chắc trên vùng biển thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, che chắn, bảo vệ đất liền từ xa.
12 năm qua, anh Nguyễn Văn Thủy, 47 tuổi, đã dạy bơi miễn phí cho hàng nghìn người từ những trải nghiệm chết hụt của mình.
Trẻ tử vong sau ăn bánh đêm Trung thu Thông tin trên Vietnamnet cho biết, hiện có khoảng 50 người có triệu chứng đau bụng, sốt, nôn ói, tiêu chảy sau tiệc Trung thu tối 29/9, tại chung cư Palm Heights (Thành phố Thủ Đức). Nhân viên tạp vụ của chung cư này được cho 5 phần bánh kem su dư sau tiệc. Chiều hôm sau (30/9), chị mang về phòng trọ ăn cùng 2 con. Sáng sớm ngày 1/10, người này cùng 2 con (trong đó có bé P.N.Q, 6 tuổi) có biểu hiện nôn ói,...
Để kiểm soát tốt các hoạt động đảm bảo an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn, việc xây dựng mô hình điểm về ATTP là hết sức cần thiết trong sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó thu hút phát triển du lịch đã được các địa phương vùng cao đẩy mạnh, xác định trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Mèo Vạc là một thị trấn nhỏ ở tỉnh Hà Giang nhưng nơi đây lại là địa điểm du lịch nổi tiếng của Hà Giang. Hàng năm thu hút một lượng lớn du khách trong và...
Suốt 5 năm liền, chị Nguyễn Hoàng Thủy (quận Hải Châu, TP Đà Nẵng ) đã trở thành thành “cô giáo” âm thầm dạy nghề miễn phí cho không biết...
15 năm trôi qua, tôi vẫn chôn chặt hoài niệm về mối tình đầu đầy kỷ niệm, không thể quên được hình bóng em.
Trong lịch sử gần 100 năm của báo chí cách mạng Việt Nam, đã có hơn 500 nhà báo-liệt sỹ đã ngã xuống khi đang làm nhiệm vụ.
Các bạn trẻ TP.HCM cùng bắt tay thực hiện ngày cao điểm 'Chiến sĩ tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới' và Chủ nhật xanh 154.