Nhà giàn DK1 đã không còn xa lạ, trở thành "thành đồng" vững chắc trên vùng biển thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc, che chắn, bảo vệ đất liền từ xa.
Bộ tư lệnh Vùng 2 Hải quân đã kỷ niệm 35 năm thành lập Tiểu đoàn DK1 chiều 5-7. "Còn người, chủ quyền của Tổ quốc còn" không chỉ là quyết tâm mà như lời cam kết của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ nhà giàn DK1 thi hành sứ mệnh bảo vệ vững chắc chủ quyền Tổ quốc.
Ngày 5-7-1989, Cụm Kinh tế - Khoa học - Dịch vụ trên thềm lục địa phía Nam (gọi tắt DK1) được thành lập. Nhưng trước đó, từ tháng 11-1988 những biên đội tàu hải quân đã lên đường khảo sát các bãi đá ngầm ở thềm lục địa phía Nam để đặt nhà giàn.
Giữa năm 1989, ba nhà giàn đầu tiên là DK1/3 (Phúc Tần), DK1/4 (Ba Kè A) và DK1/1 (Tư Chính A) được dựng lên trên vùng biển chủ quyền ở thềm lục địa phía Nam Tổ quốc. "Đây là lực lượng đầu tiên, những cột mốc chủ quyền bằng xương bằng thịt tiên phong ra chốt giữ trên thềm lục địa, nơi tiền tiêu của Tổ quốc", thượng tá Phạm Ngọc Quý - chủ nhiệm chính trị Vùng 2 Hải quân - xúc động nhắc.
Có muôn vàn khó khăn mà người lính hải quân phải đối mặt những năm đầu thành lập, từ sự khắc nghiệt của thời tiết đến thiếu nước ngọt, rau xanh, liên lạc. Phương tiện duy nhất cung cấp thông tin cho những người lính DK1 lúc đó là chiếc đài bán dẫn. Đã có năm nhà giàn bị đổ trong bão cùng chín cán bộ, chiến sĩ DK1 và bảy cán bộ trên các tàu trực mãi mãi không trở về.
Những khó khăn chồng chất ấy không làm chùn bước chân người lính DK1. Họ càng quyết tâm bám nhà giàn, bám biển, bảo vệ chủ quyền vì "còn người còn nhà giàn; còn người, chủ quyền của Tổ quốc còn".
Và DK1 đã là "thành đồng" che chắn, bảo vệ Tổ quốc từ xa. 35 năm qua lại càng vững chắc không gì lay chuyển được. Đến nay đã có thêm 17 nhà giàn khác.
Những ngày đầu tháng 7, nhiều người lính DK1 đã nghỉ hưu hay chuyển công tác, nhận nhiệm vụ khác đều hướng về đơn vị cũ. Nhưng có thể nói trung tá Bùi Xuân Bổng (quê Ứng Hòa, Hà Nội) là trường hợp đặc biệt với nhà giàn DK1. Trong 35 năm quân ngũ, ông đã có 30 năm làm việc trên các nhà giàn DK1, trải qua các thế hệ từ nhà ba chân, nhà lâu bền đến nhà giàn hiện đại sau này.
Trong ký ức của mình, ông nói đó là thời kỳ nhà giàn thiếu thốn trăm bề, lúc nhà giàn DK1/3 Phúc Tần đổ vì bão nhưng tinh thần mỗi cán bộ, chiến sĩ không hề lung lay.
"Cái gì thuộc về chủ quyền Tổ quốc thì không kể bộ đội mà toàn thể người dân đều quyết tâm giữ vững dù khó khăn đến mấy. Tinh thần ấy đã được hun đúc từ ngàn xưa đến nay" - trung tá Bổng đúc kết.
Nói về thế hệ trẻ đang tiếp bước làm nhiệm vụ, ông Bổng tin tưởng anh em đang và sẽ bảo vệ vững chắc chủ quyền. Bởi mỗi người lính DK1 là con dân đất Việt, ai cũng thấm nhuần quyết tâm giữ chủ quyền ngay từ khi là tân binh huấn luyện.
Trung tá Nguyễn Trung Đức - chính trị viên Tiểu đoàn DK1 - tâm sự ngày trước khó khăn gấp bội nhưng các chú, các anh vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Thành tích ấy càng làm cho mỗi cán bộ, chiến sĩ DK1 hôm nay tự hào, thêm quyết tâm bảo vệ chủ quyền.
Ông Nguyễn Phước Lộc - phó bí thư Thành ủy, chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM - chia sẻ tại lễ kỷ niệm rằng chiến sĩ DK1 là lực lượng đặc biệt, phải thực thi nhiệm vụ trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, giữa đại dương muôn trùng khơi xa đầy bão dông. Dù vậy, các cán bộ, chiến sĩ vẫn chắc tay súng, vững tinh thần, mạnh về chính trị và hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
"Mỗi người lính DK1 đã mưu trí và dũng cảm đối diện mọi gian khó với nhiệm vụ bảo vệ môi trường và thềm lục địa thiêng liêng, góp phần bảo vệ Tổ quốc từ xa. Mong các chiến sĩ phát huy truyền thống kiên cường, dũng cảm, đoàn kết để giữ vững chủ quyền" - ông Lộc gửi gắm.
Năm 2022, trung úy quân nhân chuyên nghiệp Hoàng Thái Học ra công tác tại nhà giàn DK1/17. Sau gần một tháng nhận nhiệm vụ ở vùng biển xa xôi, trung úy Học nhận tin cha ruột ở quê mất vì bệnh.
Thấu hiểu nỗi đau của anh, đồng đội đã lập bàn thờ vọng cha trên nhà giàn để anh cùng mọi người thắp hương. Đồng đội luôn ở bên động viên, an ủi anh. Nhờ đó trung úy Học vượt qua nỗi đau, yên tâm công tác và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Bé Nam, 8 tuổi, bị cứng khớp khuỷu tay sau khi ngã xe đạp, không thể gập duỗi, bác sĩ phát hiện một mảnh xương vỡ mắc kẹt trong khớp.
Nhận lời mời của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam và Quỹ Giao lưu Quốc tế Hàn Quốc (KF), đoàn đại biểu T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh do anh Bùi Quang Huy - Uỷ viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn dẫn đầu thăm và làm việc tại Hàn Quốc từ ngày 29/4 - 3/5.
Dân tộc Ơ Đu ở khu vực nông thôn tỉnh Nghệ An hiện chỉ có 428 người. Dân tộc Brâu (chủ yếu ở Kon Tum) chỉ có 525 người.
Bốn cha con ông Võ Ca (57 tuổi, xã Hành Thuận, huyện Nghĩa Hành, Quảng Ngãi) lâu rồi không bước ra khỏi làng, bởi cơ thể họ mọc hàng nghìn u cục chi chít từ đầu đến chân. Căn bệnh kỳ lạ di truyền từ cha đã cướp đi thanh xuân của ba người con gái.
Hai chuyến tàu đã va chạm trong trận tuyết rơi dày ở Bắc Kinh hôm 14/12, khiến 515 người nhập viện, trong đó có 102 người bị gãy xương.
HUẾ - Trước thực trạng xuống cấp của di tích Hưng Miếu - nơi thờ tự bố mẹ vua Gia Long, tỉnh Thừa Thiên Huế lên phương án chi hơn...
Đến lấy hai suất bún riêu để giao cho khách, Phạm Văn Nam bất ngờ khi thấy chủ quán đưa cho ba suất với lời nhắn 'biếu anh ăn trưa', hôm 29/7.
Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định gia đình luôn gắn liền với cộng đồng, khu phố, làng xã, là nền tảng vững chắc phát huy sức mạnh, sự trường tồn của dân tộc.
Lễ hội Thiếu nhi (Kids Fest) năm 2023 lần đầu tiên được TP.HCM tổ chức, dự kiến diễn ra từ ngày 2 đến 4-6 tại Nhà Thiếu nhi TP.HCM.