Sau loạt bài phản ánh của Báo Lao Động, tỉnh Hoà Bình đã dự kiến chi gần 900 tỉ để "sửa sai", cấp lại sổ đỏ đất rừng cho người dân.
Liên quan đến việc tỉnh Hoà Bình dự chi gần 900 tỉ đồng để rà soát, cấp mới lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) cho người dân. Mới đây, tại phiên chất vấn trong chương trình Kỳ họp thường lệ cuối năm 2023 của HĐND tỉnh Hòa Bình khóa XVII, ông Bùi Quang Toàn, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) cho biết, tính đến nay, toàn tỉnh có trên 30.000 thửa đất chưa có GCNQSDĐ, trong đó còn khoảng trên 22.500 thửa đất lâm nghiệp.
Theo ông Toàn, tháng 11 vừa qua, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch về đo đạc đăng ký cấp GCNQSDĐ trên địa bàn toàn tỉnh nhằm đẩy nhanh tiến trình cấp cho người dân. Theo đó sẽ thực hiện lại đo đạc toàn bộ đất lâm nghiệp rồi đăng ký cấp giấy và xây dựng cơ sở dữ liệu. Tổng kinh phí của dự án triển khai đo đạc, rà soát, cấp lại GCNQSDĐ trên địa bàn tỉnh là 861 tỉ đồng, trong đó cấp huyện 532 tỉ đồng.
Riêng kinh phí của huyện Mai Châu và Đà Bắc tỉnh hỗ trợ 100%; TP Hòa Bình và huyện Lương Sơn tự túc kinh phí. Các huyện còn lại tỉnh hỗ trợ kinh phí một phần khoảng 30%.
Cũng theo thông tin từ UBND tỉnh Hoà Bình, ngày 8.11, đơn vị đã ban hành kế hoạch đo đạc lập bản đồ địa chính, kê khai đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp GCNQSDĐ và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn tỉnh Hoà Bình giai đoạn đến năm 2030.
Theo thống kê, chỉ tính riêng việc cấp GCNQSDĐ theo dự án 672 với tổng diện tích giao đất, cấp GCNQSDĐ là 243.153,82 ha.
Trong đó giao mới, cấp mới 88,876,44 ha; tổng khối lượng GCN đã cấp cho hộ gia đình, cá nhân là 131.762 GCN, trong đó cấp mới 69.476 GCN, cấp đổi 62.286 GCN.
Sau 10 năm khai thác, sử dụng bản đồ, hồ sơ địa chính đất lâm nghiệp đã phát sinh một số biến động cần đo đạc chỉnh lý 22.577 GCN của 48.295 thửa đất lâm nghiệp cho hộ gia đình và cá nhân.
Trong đó, 5.506 GCN sai sót về hình thể, vị trí, diện tích; 2.760 GCN do biến động về hình thể ranh giới thửa đất. 10.978 GCN cần cấp do trước đây đo gộp nhiều thửa đất. Ngoài ra, cần đo đạc bổ sung, cấp GCN mới 3.333 GCN (khoảng 2.9491,1 ha) cho hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định, đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa được đo đạc.
Lý giải nguyên nhân, theo báo cáo của Sở TNMT Hoà Bình, Dự án cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Quyết định 672 (Dự án 672) của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện bằng phương pháp đo vẽ ảnh hàng không và phương pháp xét đoán tương quan (khoanh vẽ), đo vẽ bằng công nghệ GPS cầm tay nên sai số lớn.
Việc đo đạc thiếu chính xác, có những thửa đất bị chồng lấn đến 3,4,5 chủ. Diện tích đất manh mún, ranh giới không cụ thể, sai số lớn, tên chủ thửa đất cũng sai sót, địa chỉ không đúng. Người có GCN thì không có đất, người có đất thì không có GCNQSDĐ.
Bên cạnh đó, nguyên nhân sai sót còn do một số hộ dân đi làm ăn xa, hoặc đang thế chấp GCN cũ và hiện trạng sử dụng đất thường xuyên biến động.
Hiện nay, Sở TNMT tỉnh đang làm chủ đầu tư các dự án đo đạc gắn với đăng ký, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại các huyện Kim Bôi, Cao Phong, Mai Châu.
Với mục tiêu đến hết năm 2025 hoàn thành hệ thống bản đồ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Hòa Bình, huyện Lương Sơn và một phần huyện Đà Bắc (khu vực quy hoạch xây dựng đường cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu).
Đến hết năm 2028 hoàn thành hệ thống bản đồ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất toàn tỉnh.
Trước đó, Báo Lao Động có loạt bài phản ánh về những hệ luỵ của việc cấp sai sổ đỏ đất rừng ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Hoà Bình. Từ những sai sót không đáng có, khiến nhiều thửa đất một nơi, sổ đỏ một nẻo.
Việc “râu ông nọ cắm cằm bà kia” đã khiến việc quản lý của chính quyền gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt, đã gây nên nhiều mâu thuẫn, bức xúc trong nhân dân.
Hãng tàu Maersk của Đan Mạch thông báo sẽ khởi động lại hoạt động ở Biển Đỏ, sau khi việc vận chuyển ở đây bị tạm dừng vì đe dọa tấn công của nhóm phiến quân Houthi đến từ Yemen.
Theo đó, cảng hàng không Tân Sơn Nhất đã phát hiện vị trí đầu ngưỡng đường cất hạ cánh 25L/07R có hư hỏng, nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn bay nên buộc phải trám, vá. Các hư hỏng này là dạng vết nứt nhiệt trong kết cấu bê tông khối lớn do nhiệt thủy hóa xi măng gây ra. Gói thầu thi công sửa chữa hư hỏng đường bay này thuộc nguồn vốn bảo trì kết cấu hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư, quản lý. Sân bay này cho biết đơn vị thi công sẽ sửa chữa...
Hậu Giang sẽ trở thành tỉnh công nghiệp đạt mức khá của vùng Đồng bằng sông Cửu Long vào năm 2030, theo quy hoạch vừa được công bố.
Ngày 27/3, Hội thảo khoa học “Đồng chí Nguyễn Lương Bằng - Người cộng sản kiên trung, mẫu mực, nhà lãnh đạo tài năng của Đảng và cách mạng Việt Nam” đã được tổ chức tại Trung tâm Văn hóa Xứ Đông, Hải Dương.
Không phân loại rác sinh hoạt, không sử dụng bao bì chứa chất thải rắn sinh hoạt sẽ bị xử phạt từ 500.000 đến 1 triệu đồng.
Bà Đàm Bích Thuỷ - Chủ tịch trường Đại học Fullbright Việt Nam - vừa được đề cử để bầu bổ sung thành viên HĐQT Công ty CP Tasco tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2023.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, 6 tháng đầu năm 2024, sản lượng điện thương phẩm toàn hệ thống tăng 14,3% so với cùng kỳ. Tập đoàn đã đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của nhân dân, trong bối cảnh nhu cầu điện liên tục tăng cao.
Mô hình chợ đêm giải trí đầu tiên có mặt tại miền Bắc Quy tụ gần 100 lều bạt và 40 gian ki ốt kinh doanh, tuyến phố thương mại theo mô hình chợ đêm giải trí mang tên Vui Phết – VuiFest Ha Long sẽ “chiêu đãi” du khách những không gian giao lưu văn hóa ẩm thực hấp dẫn. Đến với VuiFest Ha Long, du khách sẽ có những trải nghiệm “ăn quên lối về”, với vô số những món ngon, từ đặc sản Hạ Long như bánh cuốn chả mực, sữa chua trân châu... đến gà nướng...
Thủ tướng Campuchia Hun Manet công bố kế hoạch tổng thể gồm 174 dự án hạ tầng hấp dẫn, thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà đầu tư trên thế giới, trong đó có các cường quốc kinh tế.