Campuchia 'đánh tiếng' về hàng loạt dự án khủng, Trung Quốc, Nhật Bản 'đọ' tầm ảnh hưởng

08:20 31/05/2024

Thủ tướng Campuchia Hun Manet công bố kế hoạch tổng thể gồm 174 dự án hạ tầng hấp dẫn, thu hút sự quan tâm đặc biệt của nhiều nhà đầu tư trên thế giới, trong đó có các cường quốc kinh tế.

Campuchia triển khai hàng loạt ‘dự án khủng’, Trung Quốc, Nhật Bản đua đọ tầm ảnh hưởng
Chính phủ Campuchia đề xuất xây dựng hệ thống đường sắt nhẹ và tàu điện ngầm ở thủ đô Phnom Penh với chi phí 3,5 tỷ USD. Ảnh minh họa. (Nguồn: AFP)

Campuchia đang tập trung thúc đẩy phục hưng cơ sở hạ tầng, nhưng quốc gia Đông Nam Á này sẽ cần sự chia sẻ nguồn lực từ các nhà đầu tư quốc tế để đạt được mức chi phí ước tính khoảng 36,6 tỷ USD.

Tin liên quan
Giá vàng hôm nay 31/5/2024: Giá vàng trong nước dần vào khuôn khổ, đồng USD bật tăng mạnh, NHNN
Giá vàng hôm nay 31/5/2024: Giá vàng trong nước dần vào khuôn khổ, đồng USD bật tăng mạnh, NHNN 'ra tay' thị trường sẽ có những diễn biến mới

36,6 tỷ USD và 174 dự án cải tổ

36,6 tỷ USD là tổng chi phí đã được chính phủ Campuchia tính toán dự trù và công bố vào đầu năm nay, trong kế hoạch đầu tư tổng thể gồm 174 dự án, nhằm cải tổ mạng lưới vận tải và hậu cần quốc gia, trong khung thời gian thực hiện đầy tham vọng - chỉ một thập kỷ.

Mục tiêu xuyên suốt của vương quốc này là đường cao tốc, đường sắt cao tốc, cầu cống, trường học, bệnh viện và nhiều cơ sở hạ tầng khác phù hợp với mục tiêu dài hạn là trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và quốc gia có thu nhập cao vào năm 2050.

Kể từ khi Thủ tướng Hun Manet lên nắm quyền vào năm ngoái, chính phủ mới của ông gồm các nhà kỹ trị đầy tham vọng đã thúc đẩy chiến dịch xây dựng, kêu gọi thắt chặt hơn quan hệ với các đồng minh và nỗ lực mở rộng nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đồng thời công bố những kế hoạch lớn của đất nước.

“Chúng ta quyết tâm đạt được các mục tiêu xây dựng cơ sở hạ tầng cầu đường”, Thủ tướng Campuchia Hun Manet phát biểu tại lễ động thổ xây dựng một cây cầu ở Phnom Penh, được tài trợ bằng khoản vay của Trung Quốc, hồi tháng 2.

“Những con đường giống như những mạch máu nuôi sống các cơ quan bất cứ nơi nào nó đi qua… Chúng ta sẽ sớm có khả năng không chỉ sở hữu mà còn có thể tự mình phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng như cầu, đường cao tốc và tàu điện ngầm”.

Theo chỉ số hiệu quả hoạt động hậu cần của Ngân hàng thế giới (WB), Campuchia đã trải qua hơn hai thập kỷ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng trên nền tảng một số cơ sở hạ tầng ở tình trạng tồi tệ nhất tại khu vực Đông Nam Á.

Vì thế, với việc WB đưa ra dự đoán, tốc độ tăng trưởng GDP của Campuchia sẽ tăng nhanh trong những năm tới, hệ thống giao thông vốn đã quá tải của nước này có thể trở nên rất căng thẳng.

Việc đạt được một tiến bộ rõ rệt về cơ sở hạ tầng cứng sẽ rất quan trọng, được coi như một thử thách cho khả năng điều hành đất nước của tân Thủ tướng, cũng như hành động cân bằng các quan hệ quốc tế truyền thống của Campuchia.

Trên thực tế, việc triển khai kế hoạch tổng thể với danh sách dài các việc cần làm từ dự án lớn đến nhỏ không chỉ thu hút sự quan tâm của giới đầu tư, mà còn có cơ hội được hưởng lợi từ sự cạnh tranh địa chính trị, khi các đối tác nước ngoài lớn "đọ" tầm ảnh hưởng. Càng đặc biệt hơn khi đó là các cường quốc kinh tế hàng đầu như Trung Quốc và Nhật Bản.

Ai "thân" hơn?

“Tôi nghĩ, chính phủ Campuchia cảm thấy đã đến lúc phải tối đa hóa những gì họ có thể nhận được từ các nhà tài trợ”, Chhengpor Aun, nhà nghiên cứu tại Diễn đàn Tương lai-một tổ chức tư vấn chính sách công của Campuchia cho biết.

Điều hợp lý là nếu một dự án cơ sở hạ tầng do chính phủ khởi xướng không được đối tác này chấp nhận thì họ có thể tìm đến đối tác tài trợ khác. Đó là tính chiến lược và linh hoạt nhằm vượt qua các trở ngại để đạt được lợi ích đã đặt ra, ông này nhấn mạnh.

Chính phủ Campuchia và các doanh nghiệp tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng ở vương quốc này, phần lớn đều thuộc về hai cường quốc kinh tế Trung Quốc hoặc Nhật Bản. Hai đối tác quan trọng này cũng là những quốc gia duy nhất có quan hệ ngoại giao ở cấp cao nhất với Campuchia, đó là “đối tác chiến lược toàn diện”.

Trong khi đó, cho đến nay, Sáng kiến ​​Vành đai và con đường (BRI) của Trung Quốc vẫn là nguồn tài trợ hàng đầu cho cơ sở hạ tầng của Campuchia, với các dự án lớn như đường cao tốc đầu tiên chạy từ thủ đô Phnom Penh đến thành phố biển Sihanoukville.

Còn theo một cách khác, Nhật Bản vẫn giữ chương trình nghị sự ổn định của riêng mình, tập trung vào một loạt dự án như cơ sở xử lý nước thải mới và nâng cấp các con đường hiện có. Có lẽ đáng chú ý nhất là một kế hoạch mở rộng cơ sở hạ tầng cầu cảng do Nhật Bản tài trợ, giúp làm tăng gấp ba lần công suất của cảng nước sâu quốc tế Sihanoukville - cơ sở duy nhất thuộc loại này ở Campuchia.

Cơ sở nhộn nhịp này xử lý khoảng 60% lưu lượng xuất nhập khẩu của nước này và ngày càng tắc nghẽn sau hơn một thập kỷ tăng trưởng ổn định. Dưới sự giám sát của Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), hạ tầng cảng đã được khởi công mở rộng vào cuối năm ngoái. Dự án gồm ba phần, kéo dài hàng thập kỷ, được đưa vào quy hoạch tổng thể mới và có tổng chi phí ước tính khoảng 750 triệu USD.

So với giá trị đầu tư cơ sở hạ tầng của Trung Quốc, lượng đầu tư của Nhật Bản còn hạn chế, Ryuichi Shibasaki, Phó giáo sư và nhà nghiên cứu về hậu cần toàn cầu tại Đại học Tokyo, người đã nghiên cứu ngành vận tải biển Campuchia nhận xét. Theo đó, thực tế là, khoảng 2/3 tổng vốn đầu tư ở Campuchia hiện nay đến từ Bắc Kinh.

Mới đây, bên lề Diễn đàn Tương lai châu Á, vào đúng thời điểm Phnom Penh đang nỗ lực mở rộng nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài nhằm hiện thực hóa mục tiêu trở thành một trung tâm sản xuất ở khu vực, Phó thủ tướng Sun Chanthol đưa ra thông điệp, "ngoài việc phụ thuộc vào Trung Quốc, quốc gia này cần phải đẩy mạnh việc đa dạng hóa nguồn đầu tư".

Phó thủ tướng Chanthol cho biết, thu hút đầu tư từ Nhật Bản là chìa khóa để đạt được mục tiêu trên, đồng thời lưu ý rằng, chính phủ đã thành lập một đội ngũ để đẩy nhanh việc hoàn thuế giá trị gia tăng (VAT) cho các công ty Nhật Bản, sau khi một số công ty phản hồi rằng quá trình này còn trì trệ.

Hiện Campuchia đang thiếu nguồn lực để thực hiện các kế hoạch, "Chúng tôi không bao giờ từ chối bất kỳ sự hỗ trợ nào từ các quốc gia phương Tây hay Nhật Bản", theo ông Chanthol. "Chúng tôi kỳ vọng các công ty Nhật Bản đầu tư nhà máy công nghiệp điện tử, điện công nghiệp hoặc ô tô ở Campuchia. Điều này sẽ giúp đất nước tiến đến tầm nhìn trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2050", ông Chanthol nêu rõ.

Phó thủ tướng Campuchia cũng đề cập sự hỗ trợ của Trung Quốc dành cho nước này trong những năm gần đây. Theo đó, các gói đầu tư hàng đầu của Trung Quốc vào Campuchia gồm dự án sân bay quốc tế Siem Riep - Angkor trị giá khoảng 1 tỉ USD và căn cứ Hải quân Ream gần vị trí chiến lược gần Vịnh Thái Lan, phía Nam Biển Đông...

Có thể bạn quan tâm
Tiềm năng phát triển ngành nội thất Việt Nam

Tiềm năng phát triển ngành nội thất Việt Nam

09:00 27/06/2024

Việt Nam có tốc độ đô thị hóa nhanh, mỗi năm có khoảng 70-80 triệu m2 nhà ở được xây dựng, dẫn đến nhu cầu về sản phẩm nội ngoại thất ngày càng tăng.

Giá vàng chạm đáy, đứng im, người dân có nên mua vàng lúc này?

Giá vàng chạm đáy, đứng im, người dân có nên mua vàng lúc này?

03:50 17/06/2024

Sau gần 2 tuần triển khai bán vàng bình ổn, giá vàng miếng SJC bán ra tại 4 ngân hàng, Công ty SJC hiện đang tạm dừng chân tại đáy hơn 4 tháng ở mức 76,98 triệu đồng/lượng, đắt hơn vàng thế giới trên 5 triệu đồng.

Tập đoàn Sơn Hải bị nêu tên trong danh sách nợ thuế tỉnh Hà Tĩnh

Tập đoàn Sơn Hải bị nêu tên trong danh sách nợ thuế tỉnh Hà Tĩnh

08:00 13/08/2024

Mới đây, Cục thuế tỉnh Hà Tĩnh đã thực hiện công khai thông tin 685 người nộp thuế còn nợ tiền thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách Nhà nước tính đến thời điểm 30/6/2024. Tổng số tiền hơn 783 tỷ đồng. Trong danh sách công bố, có sự xuất hiện của Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải với số tiền nợ thuế 1,15 tỷ đồng. Hồi cuối tháng 5/2024 doanh nghiệp...

Hà Nội ghi nhận hơn 52 nghìn giao dịch bất động sản nửa đầu năm 2024

Hà Nội ghi nhận hơn 52 nghìn giao dịch bất động sản nửa đầu năm 2024

23:50 22/07/2024

Thị trường bất động sản Hà Nội đang dần sôi động trở lại với 52 nghìn giao dịch được ghi nhận trong nửa đầu năm 2024. Trong đó chung cư vẫn là phân khúc có nhiều giao dịch nhất chiếm 54%, xếp ngay sau là thị trường thổ cư với 42% lượng giao dịch.

Sai phạm ở Mường Thanh tại Đà Nẵng đã được thực thi

Sai phạm ở Mường Thanh tại Đà Nẵng đã được thực thi

15:30 14/04/2023

Tại cuộc họp báo thường kỳ do UBND TP Đà Nẵng tổ chức ngày 14-4, thông tin về việc xử lý cưỡng chế công trình vi phạm tại tổ hợp khách sạn Mường Thanh đã được đưa ra.

Những đồ xa xỉ ăn theo năm Rồng

Những đồ xa xỉ ăn theo năm Rồng

04:40 12/02/2024

Chopard ra mắt đồng hồ chạm khắc hình rồng giá hơn 27.000 USD, còn LV bán móc khóa cho năm Giáp Thìn giá hơn 900 USD.

Giá heo hơi hôm nay 22/7: Giá heo hơi đi ngang; sản lượng thịt heo Nga tăng xong khó xuất khẩu

Giá heo hơi hôm nay 22/7: Giá heo hơi đi ngang; sản lượng thịt heo Nga tăng xong khó xuất khẩu

11:30 22/07/2024

Nhìn chung, giá heo hơi hôm nay không có thông tin mới. Hiện tại, giá khảo sát ở các tỉnh thành dao động trong khoảng 61.000 - 66.000 đồng/kg; Chủ tịch Liên minh các nhà sản xuất thịt lợn Nga cho biết, sản lượng thịt lợn của nước này dự kiến ​​sẽ tăng 200.000 tấn trong năm nay, nhưng khó xuất khẩu.

Vì sao xuất khẩu cà phê giảm mạnh?

Vì sao xuất khẩu cà phê giảm mạnh?

07:50 03/07/2024

Số liệu của Tổng Cục Thống kê cũng cho biết, trong tháng 6, Việt Nam chỉ xuất đi 85.000 tấn cà phê, bằng 60% lượng xuất khẩu cà phê cùng kỳ năm 2023. Nguyên nhân vì sao? Trả lời VTC News, ông Nguyễn Nam Hải, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Việt Nam cho biết, 6 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu khoảng 900.000 tấn cà phê và kim ngạch đạt 3,2 tỷ USD. So với cùng kỳ năm 2023, sản lượng xuất khẩu giảm 8 - 9% nhưng kim ngạch lại tăng hơn 40%. Hiện cà phê...

Giá tiêu hôm nay 25/6/2024, diễn biến không theo quy luật, các bên tham gia thị trường ‘đau đầu’, sẽ còn dư địa tăng?

Giá tiêu hôm nay 25/6/2024, diễn biến không theo quy luật, các bên tham gia thị trường ‘đau đầu’, sẽ còn dư địa tăng?

06:10 25/06/2024

Giá tiêu hôm nay 25/6/2024 tại thị trường trong nước tiếp tục ổn định ở các địa phương trọng điểm, giao dịch từ 156.000 - 161.000 đồng/kg.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới