Gần một năm sau khi thắng giải cuộc thi Sáng kiến Khoa học, nhiều nhóm đã sử dụng tiền thưởng phát triển sản phẩm, hoàn thiện công nghệ để chuyển giao.
Cuộc thi Sáng kiến Khoa học năm 2023 có 6 sáng kiến được trao giải. Trong đó giải Nhất trị giá 70 triệu đồng, giải nhì 50 triệu đồng, giải ba 30 triệu đồng cùng 2 giải khuyến khích, mỗi giải 20 triệu đồng và giải Sáng kiến 30 triệu đồng.
TS Nguyễn Đoàn Quốc Anh, đại diện nhóm giải Nhất với dự án TIR lens mới cho đèn LED công suất cao với giá thành thấp và chiếu sáng đồng đều, nói may mắn khi có kinh phí và cơ hội tiếp tục phát triển dự án. "Tôi dùng toàn bộ số tiền thưởng để phát triển TIR lens mới cho đèn LED ứng dụng chiếu sáng cho các tàu khai thác hải sản sau đó", anh nói.
Công nghệ TIR mới do nhóm nghiên cứu đến từ Khoa Điện - Điện tử, trường Đại học Tôn Đức Thắng gồm TS Nguyễn Đoàn Quốc Anh, TS Trần Đình Cương, TS Hồ Đăng Sang và Phan Thị Minh Mẩn, phát triển ứng dụng để làm chóa đèn LED nhằm tăng hiệu quả chiếu sáng và giảm chi phí vận hành. Năm qua nhóm nghiên cứu tập trung phát triển đèn LED cho tàu cá ứng dụng TIR lens mới này. Việc phát triển TIR lens mới phải gắn liền với thiết kế đèn LED có công năng cụ thể, như chiếu sáng văn phòng, chiếu sáng nhà xưởng hoặc chiếu sáng tàu khai thác hải sản. Đến nay, sản phẩm đèn LED mới ứng dụng cho tàu cá đã hoàn thiện và đang thương mại hóa đầu tiên tại ngư trường tỉnh Bình Thuận.
Nhờ bước đệm sau cuộc thi, sản phẩm đèn LED ứng dụng TIR lens cũng vừa đạt giải khuyến khích Giải thưởng sáng tạo châu Á do Hitachi tổ chức, với chủ đề nghiên cứu "Công nghệ chiếu sáng cho tương lai bền vững".
TS Quốc Anh cho hay cuộc thi Sáng kiến Khoa học năm nay với nhiều dự án về môi trường tham gia sẽ rất thú vị và gay cấn cho ban giám khảo, người bình chọn vì có nhiều giải pháp đưa ra phù hợp với điều kiện của Việt Nam.
Với giải pháp sản xuất hạt giống nảy mầm sẵn, kỹ sư Lương Văn Trường (Nam Định) đã dùng toàn bộ tiền thưởng đầu tư để nâng cấp, hoàn thiện sản phẩm. Dự án đoạt giải Ba với giải pháp cung cấp hạt giống nảy mầm sẵn giúp bà con nông dân dễ dàng sử dụng hạt giống, không lo bị gãy mầm hay thối hỏng như cách ngâm ủ hạt truyền thống, được đầu tư để chuyển giao kỹ thuật cho nông dân áp dụng.
"Đến nay đã có 30 hộ gia đình được chuyển giao kỹ thuật và có hơn 400 ha diện tích áp dụng công nghệ này", anh Trường chia sẻ. Anh nói thêm "cuộc thi rất hữu ích, công bằng khi có đội ngũ chuyên gia dày dạn kinh nghiệm thực tế", kỳ vọng cuộc thi có thêm nhiều giải pháp mới.
Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2024 do báo VnExpress tổ chức bước sang năm thứ 3, với mục tiêu tạo ra sân chơi cho những người yêu khoa học công nghệ với các ý tưởng và sản phẩm có giá trị sử dụng trong cuộc sống. Ban tổ chức nhận bài thi từ 20/12/2023 đến hết 13/3/2024 theo hình thức trực tuyến. Vòng sơ loại diễn ra trong tháng 3, chung kết tổ chức trong tháng 4 và lễ trao giải dự kiến tổ chức tháng 5.
>>> Các tác giả, nhóm tác giả gửi hồ sơ dự thi tại đây.
Như Quỳnh
Giáo sư Soumitra Dutta, Hiệu trưởng Trường Kinh doanh Saïd thuộc Đại học Oxford (Vương quốc Anh), nguyên Hiệu trưởng sáng lập Trường Kinh doanh Cornell SC Johnson - Đại học Cornell (Hoa Kỳ) vừa chính thức trở thành thành viên thứ 13 của Hội đồng Giải thưởng VinFuture từ năm 2023.
Ngày 5/7, Bộ Thông tin và Truyền thông vừa công bố thông tin về lộ trình tắt sóng 2G. Về lộ trình dừng công nghệ di động 2G tại Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết hệ thống thông tin di động tiêu chuẩn GSM (hệ thống 2G) hiện có được cấp lại giấy phép băng tần 900Mhz, 1800MHz tại thời điểm tháng 9/2024 khi đáp ứng điều kiện. Cụ thể, từ ngày 16/9/2024, không cung cấp dịch vụ cho thiết bị đầu cuối thuê bao chỉ hỗ trợ tiêu chuẩn GSM, trừ...
Các chuyên gia cho biết vệ tinh Qianfan (Thiên Phàn, có nghĩa là 'Ngàn cánh buồm') được Trung Quốc phóng gần đây sáng đến mức có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường vào ban đêm, vượt xa giới hạn mà các cơ quan thiên văn đề xuất.
Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết sẽ tuyên truyền chống lừa đảo trực tuyến qua loa phường, nhằm tiếp cận người dân cả nước.
Ngày 3/5, Trung Quốc sẽ thực hiện một bước tiến lớn ra không gian nhằm hiện thực hóa giấc mơ siêu cường vũ trụ của nước này. Cụ thể, tàu thăm dò Hằng Nga 6 sẽ được phóng tới 'vùng tối' của Mặt trăng nhằm thu thập mẫu vật - nếu thành công, đây sẽ là sứ mệnh đầu tiên trong lịch sử đạt được dấu mốc này. Tàu thăm dò dự kiến sẽ hạ cánh ở phía đông bắc của bồn địa Aitken-Nam Cực khổng lồ, miệng hố va chạm lâu đời nhất trong Hệ Mặt trời. Sau khi hạ...
Một bộ pin ở Đại học Oxford khiến hai chiếc chuông reo liên tục suốt 180 năm nhưng không ai biết chính xác tại sao nó hoạt động lâu như vậy.
Thấy động vật lạ trong vườn, hai vợ chồng ở Bình Dương đã trình báo cơ quan chức năng. Con vật được xác định là loài quý hiếm nằm trong sách đỏ.
Từ niềm đam mê với diều, một giáo viên người Anh từng phát minh cỗ xe kéo bằng cặp diều khổng lồ, có thể chạy 32 km/h vào thế kỷ 19.
Nhóm chuyên gia tại Đại học Texas đang phát triển công nghệ cho phép phóng điện để sạc drone ngay giữa không trung dựa vào sóng điện từ.