Hàn Quốc triển khai thêm bác sĩ quân y và bác sĩ công đến các bệnh viện để ngăn hệ thống y tế sụp đổ do làn sóng đình công kéo dài.
Thông báo được Thủ tướng Han Duck-soo đưa ra ngày 22/3. "Chính phủ sẽ hỗ trợ bằng cách triển khai thêm 247 chuyên gia y tế công cộng và sĩ quan quân y kể từ ngày 25/3 nhằm giải quyết lỗ hổng chăm sóc sức khỏe do hành động đình công tập thể của các bác sĩ gây ra", ông Han nói trong cuộc họp với các quan chức tại văn phòng chính phủ.
Tổng cộng có 413 bác sĩ được triển khai trên khắp các bệnh viện, tính cả đợt đầu tiên vào cuối tháng 2. Ông Han cũng vạch ra kế hoạch thành lập Trung tâm Y tế Quốc gia ở Seoul để hỗ trợ các phòng khám sử dụng bác sĩ đã nghỉ hưu.
Kể từ ngày 20/2 đến nay, hơn 90% trong số 13.000 bác sĩ nội trú và bác sĩ thực tập cả nước đã nghỉ việc để phản đối quyết định tăng chỉ tiêu tuyển sinh trường y của chính phủ, khiến hệ thống y tế tê liệt, việc điều trị bệnh nhân và nhiều ca phẫu thuật bị hủy bỏ. Bác sĩ đình công chỉ là một phần nhỏ trong số 140.000 bác sĩ của Hàn Quốc, nhưng chiếm đến hơn 40% lực lượng tại các bệnh viện giảng dạy lớn, thực hiện nhiệm vụ quan trọng trong phòng cấp cứu, chăm sóc đặc biệt và phẫu thuật.
Bất chấp lời đe dọa biểu tình và nghỉ việc của giới y khoa, hôm 20/3, chính phủ Hàn Quốc bổ sung 2.000 chỉ tiêu tuyển sinh cho 27 trường đại học y bên ngoài khu vực Seoul. 18% còn lại phân bổ cho 5 trường y ở tỉnh Kyunggi và thành phố cảng phía Tây Incheon. Các trường y trong nội đô không có thêm chỉ tiêu nào. Việc tăng chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường y ngoài khu vực đô thị lớn, các cơ sở đào tạo nhỏ ở địa phương, là để đảm bảo và nâng cao điều kiện chữa trị tại những nơi này.
Thủ tướng Han cho biết chính phủ sẽ đảm bảo chuẩn bị tỉ mỉ các phương án hỗ trợ quá trình tăng chỉ tiêu và đảm bảo chất lượng giáo dục không đổi. Theo giới chức, động thái này nhằm ứng phó với tình trạng dân số già và tăng cường lực lượng y bác sĩ cho các nhóm ngành thiết yếu như nhi khoa, cấp cứu, phẫu thuật.
Đến năm 2035, 30% dân số của Hàn Quốc sẽ từ 65 tuổi trở lên. Thống kê của Công ty Bảo hiểm y tế quốc gia, nhu cầu nhập viện của người cao tuổi cao gấp 11 lần so với độ tuổi 30 và 40. Với 20% tổng số bác sĩ trên 70 tuổi, Hàn Quốc khó tránh khỏi tình trạng thiếu nhân lực y tế trầm trọng. Các cơ quan nghiên cứu dự đoán nước này sẽ thiếu ít nhất 10.000 bác sĩ vào năm 2035.
Tuy nhiên, những người đình công phản đối việc chính phủ đưa ra chương trình cải cách đào tạo ngành y. Họ cho rằng kế hoạch tăng số lượng sinh viên sẽ tác động tới chất lượng dịch vụ y tế, khiến chi phí khám chữa bệnh cao hơn. Thay vì tăng chỉ tiêu tuyển sinh, chính phủ nên giải quyết vấn đề thu nhập và điều kiện làm việc của nhân viên y tế hiện tại.
Các chuyên gia nhận định Hàn Quốc thường thiếu bác sĩ tại các chuyên ngành thiết yếu. Sinh viên y khoa ra trường có xu hướng ưu tiên chọn các ngành như da liễu và thẩm mỹ. Nếu tăng thêm chỉ tiêu, áp lực cạnh tranh ở các nhóm ngành nổi tiếng sẽ cao hơn, song các ngành thiết yếu vẫn chịu tình trạng thiếu bác sĩ.
Thục Linh (Theo Yonhap)
Người trẻ ngại kết hôn, các bậc cha mẹ ngại đẻ khiến tỷ lệ sinh ở châu Á ngày càng giảm, dân số già hóa, gây nhiều hệ lụy.
Sự cố của Microsoft khiến nhiều sân bay bị ảnh hưởng, các chuyến bay hoãn, hủy khiến hành khách phải thay đổi lịch trình, mắc kẹt ở sân bay.
Sau 7 ngày học làm chiến sĩ công an, 81 em thiếu niên đến từ các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã tốt nghiệp khoá học.
48 cá nhân được vinh danh tại Giải thưởng 26/3 đều là các cán bộ Đoàn có nhiều mô hình, sáng kiến được lan tỏa mạnh mẽ ở cơ sở, góp phần nâng cao chất lượng công tác Đoàn và phong trào thanh niên.
Ngày 27/10, tại Hà Nội, anh Bùi Quang Huy - Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc gia về Thanh niên Việt Nam tiếp xã giao ông Jaya Ratnam - Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Singapore tại Việt Nam.
Đang xem ti vi, người đàn ông 65 tuổi tím tái rồi dần hôn mê, vào Bệnh viện Trưng Vương bác sĩ xác định ngưng tim ngưng thở ngoại viện, mạch và huyết áp bằng 0.
Một thời gian dài bị kinh tế chi phối, nhiều người Pa Kô bán hết cồng chiêng để đánh đổi miếng cơm. Dù thế, nhiều người ở xã Tà Rụt vẫn nhất quyết không bán, giúp xã này còn lưu giữ 200 cồng chiêng.
Anh bê bối, quần áo xuề xòa, không biết giữ vệ sinh cá nhân, người lúc nào cũng mùi thuốc lá nồng nặc, khò khè suốt cả ngày.
Ngày 15.4, Sở Y tế Hà Nội cho biết đang kiểm tra, đánh giá chất lượng và khảo sát sự hài lòng người bệnh tại các bệnh viện ngoài công...