Giữ linh hồn cồng chiêng phía núi Trường Sơn

10:10 10/05/2024

Một thời gian dài bị kinh tế chi phối, nhiều người Pa Kô bán hết cồng chiêng để đánh đổi miếng cơm. Dù thế, nhiều người ở xã Tà Rụt vẫn nhất quyết không bán, giúp xã này còn lưu giữ 200 cồng chiêng.

Ông Côn Bắt biểu diễn một điệu cồng chiêng - Ảnh: HOÀNG TÁO

Với 200 cồng chiêng bằng đồng còn giữ lại trong các hộ dân, xã Tà Rụt (huyện Đakrông) được xem là xã miền núi có nhiều cồng chiêng nhất của Quảng Trị.

Mất cồng chiêng như mất đi hồn người

Ngày cuối tuần, nhà ông Hồ Văn Phiêng (trú xã Tà Rụt) đông người lui tới, cả người già và trẻ nhỏ. Họ đến để đắm mình trong tiếng cồng chiêng, sống lại thanh âm giữa đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.

Trên tường nhà ông Phiêng treo nhiều nhạc cụ dân tộc, gồm một cái cồng, 6 cái chiêng, xập xõa, trống, tù và… Gia đình ông là một trong số ít còn giữ được cồng chiêng bằng đồng.

  • Cồng chiêng cuối tuần sẽ sớm trở lại phố núi Pleiku

Người già đến thăm để được chơi cồng chiêng, ôn lại những điệu dân ca đã hát bên bờ suối khi còn thanh niên. Lớp trẻ đến để lắng nghe, tưới tắm tâm hồn trong điệu dân ca cùng với tiếng cồng trầm bổng.

"Ngày trước, chỉ những gia đình có địa vị, giàu có mới có được cồng chiêng, vì nó làm bằng đồng nên đắt giá. Mỗi cái giá trị cả một con trâu đực trưởng thành. Mình có cồng chiêng trong nhà, đi đâu cũng được quý trọng", ông Phiêng kể.

Tuy nhiên, những năm chiến tranh, chạy loạn đã khiến một phần cồng chiêng bị mất mát. Rồi 20 - 30 năm trước, người đồng bằng lên mua rất nhiều cồng chiêng.

"Nhiều người Pa Kô vì miếng cơm mà bán hết. Riêng mình thì cồng chiêng ông bà để lại, chỉ có mua thêm chứ nhất quyết không bán. Mất cồng chiêng là người Pa Kô mất đi linh hồn", ông Phiêng nói.

Ngoài việc nói lên địa vị trong bản làng, cồng chiêng sử dụng rất nhiều trong các nghi lễ tâm linh. "Có những cái cồng chiêng dùng riêng cho lễ cúng, phong tục tập quán không cho đánh vào việc khác. Không có tiếng cồng chiêng vang vọng, ông bà tổ tiên sẽ không về dự lễ với con cháu", ông Phiêng kể.

Trong cuộc sống thường ngày như bạn bè đến chơi, cồng chiêng được mang ra hát mừng, trai gái đưa ra bờ suối để hát các bản tình ca.

Quyết giữ linh hồn cồng chiêng của núi rừng

Ông Côn Bắt cũng giữ lại được 4 cồng, 4 chiêng từ thời ông bà để lại. Nhìn vào dàn cồng chiêng trên tường gỗ, ông Bắt cho hay ngày xưa cưới được vợ đẹp nhờ gia đình có nhiều cồng chiêng.

"Theo phong tục khi cưới vợ thì phải có cồng chiêng hoặc nồi đồng tặng cho nhà gái", ông kể lại rồi dùng tay chơi cồng, miệng líu lo một bản tình ca đầy da diết. Hát xong, cả ông và vợ cùng cười tươi.

Vợ chồng ông có 5 người con trai. Những năm qua, không chỉ giữ gìn cồng chiêng về mặt vật chất, ông còn gắng sức truyền dạy con cháu cách chơi các nhạc cụ dân tộc, cách hát những bản tình ca Pa Kô khiến người con gái nào nghe vào cũng đầy lưu luyến.

"Đây là cả một gia tài. Mình già rồi, giờ mình truyền lại cho con cháu", Côn Bắt nói.

Ông Côn Bắt và vợ bên gia tài cồng chiêng của gia đình - Ảnh: HOÀNG TÁO

Nghệ nhân Kray Sức (trú xã Tà Rụt) cho hay cồng chiêng là cầu nối giúp người Pa Kô giao tiếp với tổ tiên, các vị thần linh vô hình, đã ăn sâu vào tiềm thức đồng bào Pa Kô. "Muốn bảo tồn cồng chiêng thì phải cho giới trẻ biết, hiểu, thấy rồi nghe và thực tập cồng chiêng", ông Kray Sức nói.

Ông Hồ Văn Ngô - cán bộ văn hóa xã Tà Rụt - thông tin xã Tà Rụt còn lưu giữ 200 cồng chiêng đủ thể loại.

"Xã nắm bắt từng gia đình, vận động họ không bán cồng chiêng vì bất cứ lý do gì. Hàng năm, xã tổ chức các lớp dân ca dân vũ với khoảng 40 học viên tham gia để giữ truyền thống văn hóa người Pa Kô", ông Ngô nói.

Có thể bạn quan tâm
Bộ Thông tin Indonesia ra mắt sách điện tử giới thiệu về ASEAN

Bộ Thông tin Indonesia ra mắt sách điện tử giới thiệu về ASEAN

23:00 11/04/2023

ASEANpedia không chỉ cung cấp kiến thức về ASEAN mà còn mang lại niềm tin cho công chúng rằng ASEAN phù hợp để đóng góp vào các vấn đề địa chính trị và địa kinh tế của thế giới.

Tuổi đôi mươi giữa biển trời Trường Sa: Sống một thời tuổi trẻ đáng giá

Tuổi đôi mươi giữa biển trời Trường Sa: Sống một thời tuổi trẻ đáng giá

11:00 20/06/2024

Những người lính tuổi đôi mươi đã chọn lắng nghe tiếng gọi của Tổ quốc, hiên ngang canh giữ vùng lãnh thổ máu thịt thiêng liêng.

Hơn 100 em thiếu nhi háo hức tham gia Trại hè lính cứu hỏa ở TPHCM

Hơn 100 em thiếu nhi háo hức tham gia Trại hè lính cứu hỏa ở TPHCM

19:20 09/06/2024

Tại trại hè, các em thiếu nhi sẽ được các chiến sĩ cứu hỏa dày dạn kinh nghiệm truyền đạt các kỹ năng quan trọng để bảo vệ bản thân, hỗ trợ mọi người xung quanh thoát hiểm an toàn khi xảy ra cháy, nổ.

Cảnh sát giải cứu người phụ nữ bị kẻ ngáo đá khống chế

Cảnh sát giải cứu người phụ nữ bị kẻ ngáo đá khống chế

20:30 03/04/2024

Đỗ Thanh Tâm, 25 tuổi, khi bị cảnh sát phát hiện chơi ma túy đã cầm dao kề cổ người phụ nữ tại nhà nghỉ, khống chế suốt 3 giờ.

Ngàn người trẩy hội hoa xuân TP.HCM, xúng xính váy áo chụp ảnh

Ngàn người trẩy hội hoa xuân TP.HCM, xúng xính váy áo chụp ảnh

05:30 07/02/2024

Hội hoa xuân lần thứ 44 với chủ đề Xuân yêu thương - Tết sum vầy chính thức khai mạc tối 6-2 tại công viên Tao Đàn (quận 1, TP.HCM), phục vụ người dân vui xuân, đón Tết.

Nữ thượng tá công an chia sẻ với thanh niên kỹ năng phòng chống, cách nhận biết các chất ma túy

Nữ thượng tá công an chia sẻ với thanh niên kỹ năng phòng chống, cách nhận biết các chất ma túy

20:30 13/06/2024

Chiều 13/6, thượng tá, tiến sĩ Dương Thị Thanh Huyền (Bộ Công an) đã dành nhiều thời gian chia sẻ, trao đổi về kiến thức pháp luật, cách nhận biết các chất ma túy, kỹ năng tuyên truyền về phòng chống ma túy tại cơ sở cho hàng trăm cán bộ Đoàn Thanh niên TP Hải Phòng.

Hỏng thận ở tuổi 30 do tự ý dùng thuốc nam

Hỏng thận ở tuổi 30 do tự ý dùng thuốc nam

09:00 23/07/2024

Sau uống thuốc nam không rõ nguồn gốc, người đàn ông 30 tuổi bị phù nề toàn thân, mệt mỏi, ăn uống kém, đi khám phát hiện chứng thận hư.

20.000 thầy thuốc trẻ tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng

20.000 thầy thuốc trẻ tình nguyện vì sức khỏe cộng đồng

05:00 14/05/2024

Khoảng 20.000 thầy thuốc trẻ sẽ tham gia khám bệnh cho người dân theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.

Thất vọng khi phát hiện vợ làm việc ở 'khu đèn đỏ'

Thất vọng khi phát hiện vợ làm việc ở 'khu đèn đỏ'

01:30 19/04/2024

Vợ nói chỉ mời bia rồi uống chung với người ta thôi, không có gì quá giới hạn đâu.

Co loi xay ra
Co loi xay ra
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Mom cải thiện khả năng thụ thai, tình trạng hiếm muộn ở phụ nữ
Ago Dad hỗ trợ sức khỏe sinh sản nam giới bổ sung dưỡng chất cần thiết, tăng cường sức khỏe, bổ thận và ích tinh cho nam giới