Từng là gái mại dâm tại Myanmar, Lò Thị Kem còn quay Việt Nam dụ dỗ những cô gái nghèo khó, có hoàn cảnh khó khăn rồi hứa hẹn tìm 'việc nhẹ, lương cao' nhưng thực chất là lừa đưa sang Myanmar để ép buộc bán dâm.
Ngày 17-1, Công an tỉnh Lai Châu cho biết cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam Lò Thị Kem (38 tuổi, ở xã Ta Gia, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu) về hành vi mua bán người và mua bán người dưới 16 tuổi.
Theo cơ quan công an, năm 2021, Lò Thị Kem từng xuất cảnh sang Myanmar để làm gái mại dâm dưới sự kiểm soát của một ông chủ người nước ngoài.
Sau một thời gian hoạt động, ông chủ rủ Kem quay về Việt Nam dụ dỗ, lôi kéo phụ nữ, trẻ em đưa sang Myanmar làm gái bán dâm để được trả thù lao cao.
Nhận thấy cơ hội kiếm lời, Kem quay trở về Việt Nam lợi dụng hoàn cảnh khó khăn của các cô gái tại các vùng quê nghèo để lừa gạt, dụ dỗ đưa họ sang Myanmar.
Kem hứa hẹn các nạn nhân làm công việc nhẹ nhàng trong các nhà máy đông lạnh, với mức lương cao.
Tuy nhiên, khi đến nơi, các nạn nhân bị ép buộc tham gia mại dâm và bị giám sát nghiêm ngặt bởi các nhóm bảo kê.
Từ tháng 3 đến tháng 10-2023, Kem đã lôi kéo, dụ dỗ và lừa 7 cô gái Việt Nam sang Myanmar.
Tại đây, các nạn nhân bị ép buộc phục vụ từ 5-10 khách mỗi ngày, nhưng tiền kiếm được đều rơi vào tay của chủ chứa.
Qua công tác nắm tình hình địa bàn và động viên gia đình các nạn nhân tố giác, hành vi vi phạm pháp luật của Lò Thị Kem được làm sáng rõ, các nạn nhân lần lượt được giải cứu và trao trả, đồng thời làm đơn tố giác Kem.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, Kem bị cơ quan công an bắt giữ khi nhập cảnh về Việt Nam qua của khẩu Tây Trang (tỉnh Điện Biên).
Tại cơ quan điều tra, ban đầu Lò Thị Kem rất ngoan cố, quanh co chối tội nhưng qua sự kiên trì đấu tranh, Kem đã thừa nhận toàn bộ hành vi phạm tội.
Kem khai nhận mỗi cô gái được đưa sang Myanmar, Kem nhận từ 2.000-3.000 Nhân dân tệ của chủ chứa.
Công an tỉnh Lai Châu đang mở rộng điều tra để làm rõ các trường hợp liên quan trong đường dây mua bán người.
Các tuyến đường trục chính về Khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) đang xuống cấp, hư hỏng nghiêm trọng. Nhiều vị trí được sửa chữa song chỉ chắp vá tạm bợ, nguy cơ mất an toàn giao thông.
Từ hôm nay (1/7), mô hình tòa án hoạt động theo 3 cấp, trong đó, có Tòa án nhân dân Tối cao; 34 Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thành phố; 355 Tòa án nhân dân khu vực.
Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội 'cưỡng đoạt tài sản' theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.