Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã truy tố 8 bị can phạm tội "cưỡng đoạt tài sản" theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình vừa ban hành bản kết luận điều tra vụ án hình sự, đề nghị truy tố ông Đồng Xuân Thụ, cựu tổng biên tập tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, cùng 41 đồng phạm về hành vi "cưỡng đoạt tài sản" xảy ra ở Thái Bình và các tỉnh thành khác trên cả nước.
Đáng chú ý, trong số 42 bị can, có 8 người bị truy tố về tội "cưỡng đoạt tài sản" theo khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự, có mức án từ 12-20 năm tù.
Theo kết luận điều tra, ông Đồng Xuân Thụ với vai trò tổng biên tập tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam đã chỉ đạo phóng viên đi tìm các sai phạm của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp để viết bài đăng tải lên trang web moitruongvadothi.vn.
Từ đó gây sức ép buộc các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải liên hệ với phóng viên hoặc phóng viên tự liên hệ, tìm cách xử lý, xin được gỡ bài, ẩn bài, sửa bài viết hoặc không viết tiếp bài báo đó nữa.
Các phóng viên đã yêu cầu cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp phải làm hợp đồng ủng hộ chương trình "Cây chổi vàng", "Vẽ tranh cho thiếu nhi" hoặc hợp đồng truyền thông với số tiền cụ thể để được gỡ bài, ẩn bài, xóa bài.
Cơ quan điều tra xác định ông Thụ phải chịu trách nhiệm với toàn bộ số tiền các phóng viên tạp chí đã cưỡng đoạt tài sản của 82 cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp là 5.069.800.000 đồng, phạm vào tội "cưỡng đoạt tài sản" quy định tại khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự.
Bà Nguyễn Thị Ánh Hồng, cựu phó tổng biên tập tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam, đã giúp ông Thụ trong điều hành công việc của tạp chí, ký giấy giới thiệu cho phóng viên đi tìm hiểu sai phạm của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp.
Thực hiện gỡ, ẩn, sửa bài viết, giúp ông Thụ trong việc thu chi, chia phần trăm thụ hưởng các khoản tiền mà phóng viên chiếm đoạt, chịu trách nhiệm với số tiền 5.069.800.000 đồng, phạm vào tội "cưỡng đoạt tài sản" quy định tại khoản 4 điều 170 Bộ luật Hình sự.
Còn Cao Thị Thu Hường, kế toán tạp chí, biết ông Thụ chỉ đạo phóng viên đi tìm sai phạm của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp viết bài, sau đó ép buộc họ nộp tiền về chương trình "Cây chổi vàng" để được gỡ, ẩn, sửa bài viết. Tuy nhiên, Hường vẫn quản lý, thu, chi và phân chia số tiền chiếm đoạt cho phóng viên.
Cơ quan điều tra xác định, Hường phải chịu trách nhiệm với toàn bộ số tiền các phóng viên tạp chí đã cưỡng đoạt tài sản của 82 cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp là 5.069.800.000 đồng, phạm vào tội "cưỡng đoạt tài sản" quy định tại khoản 4 điều 170 Bộ luật Hình sự.
Ngoài ông Đồng Xuân Thụ, bà Nguyễn Thị Ánh Hồng và Cao Thị Thu Hường, nhiều bị can khác trong vụ án cũng bị truy tố về tội "cưỡng đoạt tài sản" quy định tại khoản 4 điều 170 Bộ luật Hình sự.
Cụ thể, Bùi Văn Toàn trong vai trò trưởng Ban Kinh tế Môi trường đã chỉ đạo phóng viên thu thập thông tin về sai phạm của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, sau đó đe dọa, viết bài phản ánh, gây áp lực lên các đơn vị, buộc họ phải nộp tiền dưới hình thức ủng hộ chương trình "Cây chổi vàng".
Cơ quan điều tra xác định, Toàn phải chịu trách nhiệm với toàn bộ số tiền các phóng viên tạp chí đã cưỡng đoạt tài sản của 42 cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp là 2.878.400.000 đồng, phạm vào tội "cưỡng đoạt tài sản" quy định tại khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự.
Bị can Nguyễn Thanh Tâm, với vai trò trưởng văn phòng Tây Nguyên (đến ngày 1-6-2023), đã chỉ đạo phóng viên tìm kiếm sai phạm của tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, sau đó đe dọa, viết bài phản ánh, gây áp lực lên các đơn vị, buộc họ phải nộp tiền dưới hình thức ủng hộ chương trình "Cây chổi vàng", chịu trách nhiệm trong 3 vụ chiếm đoạt tài sản với số tiền 610 triệu đồng, phạm vào tội "cưỡng đoạt tài sản" quy định tại khoản 4 điều 170 Bộ luật hình sự.
Các bị can Đặng Văn Phục, phóng viên ban Kinh tế Môi trường phải chịu trách nhiệm trong 18 vụ việc cưỡng đoạt tài sản với số tiền 803.400.000 đồng; Vũ Đức Lân, phóng viên ban Kinh tế Môi trường phải chịu trách nhiệm trong 13 vụ chiếm đoạt tài sản với số tiền 707.400.000 đồng;
Nguyễn Giác - phóng viên văn phòng Tây Nguyên phải chịu trách nhiệm trong 4 vụ việc cưỡng đoạt tài sản với số tiền 614 triệu đồng, cùng phạm vào tội "cưỡng đoạt tài sản" quy định tại khoản 4 điều 170 Bộ luật Hình sự.
Tối 30/6, đại diện Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng TPHCM (gọi tắt là trung tâm) cho biết đã hoàn tất phương án tổ chức xe đưa đón miễn phí cho cán bộ, công chức, viên chức từ Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu đến làm việc tại trung tâm hành chính TPHCM sau sáp nhập, bắt đầu từ ngày 1/7.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn yêu cầu mọi công việc theo thẩm quyền của 2 cấp của tỉnh Điện Biên phải thực hiện theo đúng theo tinh thần phục vụ người dân và doanh nghiệp tốt hơn.
Trước mắt, Thành phố Hồ Chí Minh vẫn duy trì 443 Trạm y tế phường, xã hiện hữu nhằm tránh gây xáo trộn hoạt động chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người dân.
Việc hợp nhất Quảng Nam và Đà Nẵng không đơn thuần là một động tác cộng dồn dân số, địa giới hay tài nguyên kinh tế của hai địa phương lại với nhau.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
8h sáng nay 30-6, các tỉnh, thành cả nước tổ chức lễ công bố các quyết định của Trung ương và địa phương về sáp nhập đơn vị hành chính.
Tổ Định danh điện tử giúp gỡ khó khi triển khai chính quyền địa phương 2 cấp Chỉ còn 3 ngày nữa, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp chính thức vận hành. Để hỗ trợ người dân giải quyết thủ tục hành chính, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, Cục Cảnh sát QLHC về TTXH chủ trì phối hợp với Công an TP Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội và Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) thành lập 8 tổ công tác hỗ trợ, trong đó có Tổ Định danh điện tử. Theo đó,...
Trong nhiệm kỳ, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật 63 tổ chức đảng, 202 đảng viên.