Giai đoạn 2024 - 2030, Công ty cổ phần Hạ tầng Đèo Cả sẽ nghiên cứu đầu tư hơn 400 km đường cao tốc với tổng số vốn gần 120.000 tỷ đồng.
Ngày 31/5, Công ty cổ phần Hạ tầng Đèo Cả (mã cổ phiếu HHV) - công ty con của Tập đoàn Đèo Cả - đã tổ chức đại hội cổ đông. Ông Nguyễn Hữu Hùng, Phó chủ tịch HĐQT HHV cho biết trong giai đoạn 2024 - 2030, doanh nghiệp này cùng Tập đoàn Đèo Cả nghiên cứu đầu tư hơn 400 km đường cao tốc. Cụ thể là các dự án Đồng Đăng - Trà Lĩnh (Cao Bằng), Hữu Nghị - Chi Lăng (Lạng Sơn), Tân Phú - Bảo Lộc (Lâm Đồng), TP HCM - Chơn Thành, Vành đai 4 đoạn qua tỉnh Bình Dương... với tổng mức đầu tư gần 120.000 tỷ đồng. Tại các dự án này, HHV tham gia với vai trò là nhà đầu tư trực tiếp và hợp tác liên doanh.
Hiện nay, một số dự án cao tốc đã khởi công như Đồng Đăng - Trà Lĩnh (giai đoạn 1) có tổng mức đầu tư hơn 14.300 tỷ đồng, Hữu Nghị - Chi Lăng hơn 11.000 tỷ đồng.
Về phương án huy động vốn, HHV áp dụng mô hình PPP++, có sự tham gia 3 nguồn vốn, gồm vốn ngân sách với tỷ lệ trên 50%; vốn chủ sở hữu (gồm cả vốn của nhà đầu tư thứ cấp); vốn huy động từ tín dụng, cổ phiếu...
Với vai trò là nhà đầu tư dẫn đầu, HHV có trách nhiệm tổ chức chuẩn bị dự án, đấu thầu thực hiện, tổ chức quản lý dự án, phân cấp nhà đầu tư kèm theo các quyền lợi và nghĩa vụ khác nhau. Các nhà thầu, đơn vị cung cấp thiết bị cũng có thể là nhà đầu tư thứ cấp, cùng chia sẻ lợi ích hài hòa.
Chia sẻ thêm, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HHV cho biết năm nay, công ty tiếp tục phát hành cổ phiếu để huy động vốn từ các cổ đông để đầu tư các dự án hạ tầng giao thông. Tuy nhiên, doanh nghiệp không bị động nếu việc phát hành không thành công bởi có nhiều doanh nghiệp sẵn sàng tham gia đầu tư cùng Đèo Cả.
"Đèo Cả huy động dòng tiền từ nhiều nguồn, quan trọng phải sử dụng vốn có hiệu quả chứ không phụ thuộc việc phát hành cổ phiếu thành công hay không", ông Hồ Minh Hoàng nói.
Chủ tịch Đèo Cả cũng khẳng định, hiện nay một số dự án đầu tư công có hiện tượng đấu thầu giá thấp bất thường, có thể do nhà thầu cần tiền để xoay xở trả nợ, song HHV không phải chạy theo bỏ thầu các công trình như vậy. Doanh nghiệp đang đầu tư nhiều dự án lớn nên cần có đồng minh, liên danh liên kết để thực hiện các dự án này.
Trả lời cổ đông về khả năng trả nợ khi dư nợ tín dụng của công ty đến 20.000 tỷ đồng, ông Nguyễn Hữu Hùng, Phó chủ tịch HĐQT HHV, cho biết, doanh nghiệp đầu tư hạ tầng giao thông có quy mô đầu tư các công trình lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng. Ban đầu phần lớn vốn đầu tư là vay ngân hàng, sau này có nguồn vốn nhà nước hỗ trợ thì vốn vay giảm xuống.
Đến 31/3, HHV ghi nhận khoản dư nợ vay dài hạn gần 20.000 tỷ đồng cho một số dự án cao tốc và hầm đường bộ. Tại các dự án này, tỷ suất lợi nhuận các khoản đầu tư được Nhà nước đảm bảo ở mức 11-11,5% một năm. Theo ông Hùng, trước khi ngân hàng quyết định cấp tín dụng đều được thẩm định về pháp lý, tính khả thi, khả năng trả nợ và hiệu quả dự án. Tài sản đảm bảo cho các khoản vay là quyền thu phí.
Trong thời gian qua, các dự án do Tập đoàn Đèo Cả và HHV đầu tư đều đã tạo ra nguồn thu ổn định và tăng trưởng đều, doanh nghiệp trả nợ ngân hàng theo kế hoạch bằng nguồn thu phí chứ không phải trả bằng tài sản ngắn hạn. Năm 2023, doanh thu thu phí đạt 1.572 tỷ đồng, tăng 6% so với cùng kỳ. Một số dự án cao tốc như Cam Lâm - Vĩnh Hảo vừa khai thác đã có doanh thu thu phí lớn gấp 1,6 lần dự kiến.
Tại đại hội, các cổ đông của HHV đã thông qua kế hoạch tăng vốn điều lệ và tăng vốn qua việc phát hành thêm 169,931 triệu cổ phiếu. Tổng vốn điều lệ tăng thêm là 1.699 tỷ đồng; vốn điều lệ dự kiến sau các đợt phát hành của HHV là 5.816 tỷ đồng, là doanh nghiệp hạ tầng có vốn điều lệ lớn nhất.
Năm 2023, HHV có doanh thu hợp nhất đạt 2.686 tỷ đồng, tăng trưởng hơn 28% so với cùng kỳ và vượt 8% kế hoạch; lợi nhuận sau thuế đạt 364 tỷ đồng, tăng trưởng gần 22% so với cùng kỳ và vượt 7% kế hoạch. Đến 31/12/2023, tổng tài sản của HHV đạt hơn 36.780 tỷ đồng.
Năm 2024, HHV đặt mục tiêu doanh thu tăng 17%, lợi nhuận tăng 11% so với năm 2023, trong đó doanh thu hợp nhất là 3.146 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 404 tỷ đồng,
Theo quy hoạch mạng lưới đường bộ giai đoạn 2021-2030, Chính phủ đặt ra mục tiêu đến năm 2025 cả nước có 3.000 km đường bộ cao tốc, đến năm 2030 phải có 5.000 km đường cao tốc để góp phần phát triển kinh tế xã hội đất nước. Hiện nay cả nước đã có gần 2.000 km đường cao tốc.
Làm việc với lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải Việt Nam (GTVT), lãnh đạo tỉnh Hải Nam - Trung Quốc) đề xuất khôi phục tuyến vận tải biển cảng Dương Phố (Hải Nam) - cảng Hải Phòng; mở thêm tuyến vận tải mới để khai thác cả khách và hàng nối các cảng của Hải Nam với Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang.
Cơ quan chức năng sẽ phân loại tin giả, thẩm định, kết luận và đưa ra mức phạt hành chính đến 70 triệu đồng hoặc xử lý hình sự đến 12 năm tù, nếu sai phạm.
Chánh Thanh tra tỉnh Lâm Đồng bị bắt vì liên quan đến đại dự án 25.000 tỉ đồng của Công ty Sài Gòn Đại Ninh tại huyện Đức Trọng. Đây...
Mức lạm phát bình quân 9 tháng đầu năm cho thấy khả năng lạm phát cả năm sẽ đạt được mục tiêu Quốc hội đề ra, nhưng vẫn cần theo...
Đất nền vùng ven tăng giá nhưng nhà đầu tư ‘đu đỉnh’ vẫn phải cắt lỗ; Siêu dự án gần 25.000 tỷ đồng ở Vân Đồn chưa tìm được chủ; Khởi tố vụ lừa đảo tại dự án Khu dân cư Giang Điền chiếm đoạt hơn 1.000 tỷ đồng; Kiên Giang gỡ khó cho phát triển nhà ở xã hội;... là những thông tin nổi bật của Bản tin Địa ốc 24H ngày 24/6.
Ngày 6/9, ngành chức năng TP. Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang) đã tiến hành cưỡng chế phá dỡ 9 căn biệt thự tại khu vực 79 căn biệt thự xây dựng trái phép trên đất công.
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ – người sáng lập, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Trung Nguyên là một doanh nhân nổi tiếng nhưng đầy bí ẩn. Cuộc trò chuyện hiếm hoi với ông còn có những điều bí ẩn hơn. Có vẻ như trong 10 năm gần đây, từ khi “bế quan” trên vùng núi quê nhà M’Drak, ông rất ít tiếp xúc với bên ngoài, trừ khi… ra tòa về cuộc hôn nhân.
Toàn tỉnh Đắk Nông có 8 huyện, thành phố với diện tích hơn 650.000ha. Thế nhưng, hiện có 189.040ha nằm trên địa bàn 5 huyện, thành phố vướng quy hoạch khai...
Lô đất A2 đường Phạm Văn Đồng ở quận Sơn Trà, TP. Đà Nẵng đã được trả lại cho Tập đoàn Viettel sau khi Đà Nẵng bán đấu giá để thi hành án cho Phan Văn Anh Vũ.